Hồ Chí minh, toàn tập, sđd, T9, tr

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 156 - 158)

IV. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

4 Hồ Chí minh, toàn tập, sđd, T9, tr

Sự tác động của môi trường – địa lý: Về địa lý, Việt Nam nằm ở Đông Nam Á. Nơi sinh sống của tổ tiên người Việt Nam là vùng đất hình chữ S nằm bên bờ biển Thái Bình Dương (một bên là núi, một bên là biển). Khí hậu nơi đây là xứ nóng ẩm nên sinh ra mưa nhiều, tạo nên các con sông lớn với đồng bằng trù phú, thích hợp với nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Mặt khác, cũng vì là nghề nông nghiệp trồng lúa nước, cùng một lúc, phải phụ thuộc vào mọi hiện tượng tự nhiên; cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, từ đó dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ … Do phải thường xuyên chống chọi với dông, bão, lũ lụt, đã tạo nên truyền thống đoàn kết chống thiên nhiên… Tất cả những điều kiện ấy, đã từng bứơc hình thành những phẩm chất năng lực cần có của con người Việt Nam trong lịch sử, để có thể ứng phó với môi trường tự nhiên và ứng phó với môi trường xã hội, để bảo vệ thành quả lao động, để tồn tại và phát triển.

Đời sống kinh tế: Sự tác động của môi trường địa lý hình thành cuộc sống tiểu nông lúa nước, với tư duy tiểu nông lúa nước, văn hóa tiểu nông lúa nước và nền kinh tế tiểu nông lúa nước. Nền kinh tế tiểu nông đã tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong lịch sử. Thích ứng với nền kinh tế này là loại hình sản xuất theo đơn vị gia đình; Mặt khác cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, người nông dân phải liên kết với nhau, dựa vào nhau mà sống đã tạo thành cộng đồng làng xã để cùng nhau chống thiên tai, giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Cho nên, nét đặc trưng số một của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng. Làng xã Việt Nam được tổ chức chặt chẽ theo nhiều nguyên tắc khác nhau (Gia đình và Gia tộc; Xóm và Làng, Phường và Hội; Giáp; Thôn và Xã). Nền kinh tế tiểu nông và kết cấu kinh tế, tổ chức hành chính trong làng xã đã hình thành ở người Việt Nam nhiều phẩm chất đạo đức, năng lực, quan điểm, quan niệm và tầm nhìn tương ứng.

Lịch sử giữ nước: Nước Việt Nam, đất không rộng, người không đông, nhưng trong suốt lịch sử, cha ông ta phải luôn luôn chống chọi với nhiều kẻ thù đông hơn và mạnh hơn cả về tiềm lực kinh tế lẫn quân sự đến xâm lược, đô hộ. Do vậy, đã tạo nên truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, truyền thống đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước; đã tạo nên

những phẩm chất, năng lực của con người Việt Nam trong đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ cũng như sự sống của mình.

Môi trường văn hóa: Một cộng đồng cư dân không chỉ sống trong quan hệ với tự nhiên mà phải luôn quan hệ với các dân tộc xung quanh – đó là môi trường xã hội. “Trong lịch sử người Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại: Tiếp thu văn hóa Ấn Độ, theo cách của mình, ta có nền văn hóa Chăm độc đáo và một nền Phật giáo Việt Nam. Tiếp thu văn hóa Trung Hoa, ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hóa phương Tây đem lại Kitô giáo cùng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới mẻ”1. “Đầu thế kỷ XX, qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lênin và từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập thì chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ tư tưởng định hướng cho cách mạng Việt Nam”2. Như vậy, người Việt Nam ngoài những giá trị truyền thống, trong lịch sử còn tiếp xúc với một môi trường văn hóa đa dạng, điều đó đã tạo nên sự phong phú trong đời sống tinh thần của dân tộc.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w