Nội dung và hình thức

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 40 - 41)

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG & NỘI DUNG CƠ

e) Nội dung và hình thức

Khái niệm

- Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tồn tại theo một hình thức nhất định tạo nên sự vật.

- Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ một hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững ổn định, tạo nên cấu trúc nội tại của nội dung, và là

phương thức tồn tại của bản thân sự vật. Phép biện chứng duy vật rất chú trọng đến hình thức bên trong của bản thân sự vật, tức hình thức gắn liền với nội dung.

Mối quan hệ biện chứng

- Tính thống nhất giữa nội dung và hình thức

+ Không có hình thức nào không chứa nội dung; và ngược lại, không có nội dung nào không được thể hiện qua một vài hình thức nhất định.

+ Cùng một nội dung, trong những điều kiện khác nhau, được thể hiện bằng những hình thức tồn tại khác nhau; và ngược lại, cùng một hình thức, trong những điều kiện khác nhau, thể hiện được nhiều nội dung khác nhau.

- Nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức (nội dung nào thì hình thức nấy).

+ Nội dung là mặt động, không ổn định, dễ biến đổi; Hình thức là mặt tĩnh, khá ổn định, ít biến đổi.

+ Sự vận động và phát triển của bản thân sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của nội dung. Khi nội dung biến đổi đến một mức độ nào đó sẽ tạo ra sự không phù hợp (tức sự xung đột hay mâu thuẫn) giữa nội dung và hình thức.

+ Sự xung đột hay mâu thuẫn này đòi hỏi phải giải quyết bằng cách phá bỏ hình thức cũ, xác lặp hình thức mới, sao cho phù hợp với nội dung (ở một trình độ) mới. Điều này làm cho sự vật chuyển sang một trạng thái mới về chất.

- Hình thức có tính độc lập tương đối; nhờ tính độc lập tương đối mà hình thức có thể tác động ngược trở lại nội dung.

+ Khi phù hợp với nội dung, hình thức thúc đẩy sự phát triển của nội dung;

+ Khi không phù hợp với nội dung, hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung; Tuy nhiên, sự kìm hãm này chỉ mang tính tạm thời, đến một lúc nào đó, nội dung sẽ “tự giải phóng” mình ra khỏi sự kìm hãm đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w