L.Phoiơbắc, trong hệ thống triết học của mình, ông đã lấy con người làm đối tượng và trung tâm của triết học Theo ông, nghiên cứu khoa học tự

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 147)

làm đối tượng và trung tâm của triết học. Theo ông, nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng là để phục vụ cho nghiên cứu con người, để tạo cho con người một cuộc sống hạnh phúc thực sự trên trần gian. Ông cho rằng, con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên. Giữa con người và tự nhiên nằm trong thể thống nhất hữu cơ không thể tách rời; vì con người là sản phẩm tất yếu và cao nhất của tự nhiên, còn giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” không thể thiếu trong đời sống con người. Con người sống phải dựa vào tự nhiên để thỏa mãn các nhu cầu của mình như: ăn, mặc, ở v.v.. Ngược lại, chính những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng của con người. Theo ông, con người vừa mang bản tính cá nhân và con người cá nhân cũng mang bản tính cộng đồng, quan hệ giữa con người và con người chỉ có một quan hệ duy nhất là quan hệ tình yêu. Ông coi đó là bản tính vốn có của con người, là cái thiêng liêng nhất, đáng được tôn trọng, đáng được tôn thờ như một niềm tin tôn giáo. Quan niệm của ông đã đem lại cho nhân loại một cái nhìn mới mẻ về chính bản thân mình, khi cho rằng, con người cũng như xã hội loài người là một thực thể, một bộ phận của thế giới tự nhiên, là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên đem lại. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thấy được vai trò của xã hội trong sự tác động đến con người và sự phát triển của xã hội loài người.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w