Khái niệm dân tộc và sự hình thành các dân tộc

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 111 - 112)

II. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG

a) Khái niệm dân tộc và sự hình thành các dân tộc

Khái niệmdân tộc

- Theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ hầu hết các hình thức cộng đồng người trong lịch sử: bộ tộc, bộ lạc ... Theo nghĩa này, Việt Nam có 54 dân tộc (tộc người) cùng chung sống.

- Theo nghĩa hẹp (nghĩa khoa học, hiện đại) dân tộc là khái niệm dùng để chỉ hình thức cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, có những đặc trưng phân biệt với những hình thức cộng đồng người trước đó như bộ tộc, bộ lạc ... So với bộ tộc, bộ lạc thì dân tộc có mối liên hệ cộng đồng thống nhất hơn, ổn định hơn. Như vậy, có thể định nghĩa: Dân tộc là hình thức cộng đồng người, ổn định, bền vững, được hình thành trong lịch sử lâu dài, trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế và về văn hóa, tâm lý, tính cách. Dân tộc có bốn đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Một là, cộng đồng về ngôn ngữ – một phương tiện giao tiếp chung thống nhất của các thành viên trong cộng đồng dân tộc.

+ Hai là, cộng đồng về lãnh thổ – đó là vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo ... thuộc chủ quyền quốc gia dân tộc.

+ Ba là, cộng đồng về kinh tế – một thị trường thống nhất để thực hiện các hoạt động kinh tế. Các hoạt động này được củng cố bằng thể chế chính

trị là nhà nước tập quyền. Đây là đặc trưng quan trọng nhất phân biệt với bộ lạc, bộ tộc. Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ về kinh tế thì cộng đồng dân tộc không thể hình thành được.

+ Bốn là, cộng đồng về văn hóa, về tâm lý, tính cách. Đây là yếu tố quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, tạo ra sắc thái riêng của dân tộc. Văn hóa dân tộc mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người, nhưng đó vẫn là một nền văn hóa thống nhất, chứ không phải bị chia cắt, tách rời nhau. Tính thống nhất trong đa dạng là đặc trưng của văn hóa dân tộc. Các dân tộc thường xuyên giao lưu với văn hóa với các dân tộc khác trong quá trình phát triển. Trong sự giao lưu văn hóa đó các dân tộc không ngừng đấu tranh để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của mình. Văn hóa dân tộc là kết tinh tâm lý, tính cách dân tộc. Mỗi dân tộc có tính cách riêng, không pha trộn với tâm lý, tính cách của dân tộc khác. Đây chính là cốt lõi bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Bốn đặc trưng của dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động biện chứng với nhau trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc, trong đó xét cho cùng thì nhân tố kinh tế – xã hội có vai trò quyết định; còn nhân tố chính trị có vai trò quan trọng.

+ Do dựa trên cộng đồng về ngôn ngữ, về lãnh thổ, về kinh tế, về văn hóa, tâm lý, tính cách mà các thành viên trong cộng đồng có chung những lợi ích nhất định (quyền tồn tại và những điều kiện để tồn tại, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, độc lập về kinh tế, giữ gìn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa và bản sắc dân tộc ...) mỗi dân tộc đều có những lợi ích chính đáng của dân tộc mình, không xâm phạm lợi ích chính đáng của dân tộc khác. Những lợi ích chính đáng của dân tộc tồn tại khách quan, gắn liền với lịch sử tồn tại của dân tộc, bao gồm cả lợi ích có tính chất giai cấp và lợi ích không có tính giai cấp của dân tộc.

Sự hình thành dân tộc: Sự hình thành của các dân tộc phương Đông không giống sự hình thành của các dân tộc phương Tây. Nếu ở phương Tây, sự hình thành dân tộc thường gắn với quá trình hình thành và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, sự hình thành dân tộc thường gắn liền với quá trình đấu tranh để cải tạo tự nhiên và bảo vệ sự tồn tại của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w