Italia, các nhà tư tưởng đưa ra khẩu hiệu “con người hãy thờ phụng chính bản thân mình, hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chính mình”; thuật ngữ

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 145 - 146)

chính bản thân mình, hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chính mình”; thuật ngữ “nhân đạo” vốn có từ thời cổ đại nay trở thành phạm trù trung tâm của triết học; Trong quan điểm của các nhà triết học Brunô, Galilê, Tômát Morơ, Tômađô Campanenla v.v.. thể hiện rõ khuynh hướng đề cao vai trò của trí tuệ, tự do và bình đẳng.

- Ở Anh, Hốpxơ coi con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Bản chất con người là ích kỷ, vì con người ta ai cũng có nhu cầu, lợi ích, khát vọng riêng – đó chính là nguyên nhân gây ra cái ác. Ông viết: “con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn”.

- Ở Pháp, Rútxô cho rằng, lịch sử loài người là kết quả hoạt động của chính bản thân con người, không tuân theo ý muốn chủ quan của bất kỳ thế

lực nào cả. Điđơrô quan niệm, con người được cấu tạo bởi sự thống nhất hữu cơ của linh hồn và thể xác. Trong đó, linh hồn lại là một tổng thể các hiện tượng tâm lý, bản thân nó cũng là đặc tính vật chất, nếu không có cơ thể con người thì linh hồn con người không là gì cả; còn cơ thể con người lại là khí quan vật chất của tư duy, ý thức và mọi quá trình tâm lý ở con người.

- Ở Hà Lan, Xpinôda quan niệm, giới tự nhiên là thực thể duy nhất tồn tại theo chính mình, còn con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Nhiệm vụ của triết học là giúp cho con người có trí tuệ, nhờ đó con người mới nhận thức và hành động theo giới tự nhiên và hành động theo những lý tưởng đạo đức cao đẹp, v.v..

 Những tư tưởng triết học trên đây về con người, không chỉ có một sự ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tư tưởng về con người trong triết học sau này, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều cuộc cách mạng mở ra ở Châu Âu và trên toàn thế giới.

d) Thời kỳ cổ điển Đức

 Triết học cổ điển Đức với những thành tựu to lớn của nó, đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất của tư tưởng loài người trong tiến trình lịch sử. Một trong những đặc điểm quan trọng của triết học cổ điển Đức là đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người. Con người được coi là chủ thể, đồng thời là sản phẩm hoạt động của chính mình. Tuy vậy, triết học cổ điển Đức đã sai lầm khi thần thánh hóa ý thức của con người, biến ý thức của con người thành một lực lượng siêu nhiên, thần bí.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w