Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 31 - 32)

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG & NỘI DUNG CƠ

b) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến

- Mối liên hệ là sự tác động (ràng buộc, thâm nhập…) lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi của cái này sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi của cái kia. Đối lập với mối liên hệ là sự tách biệt. Sự tách biệt cũng là sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng nhưng sự thay đổi của cái này sẽ không tất yếu kéo theo sự thay đổi của cái kia. Do vậy mà mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vừa tách biệt vừa liên hệ: Thế giới là một hệ thống thống nhất mọi yếu tố, bộ phận của nó.

- Mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng.

- Mối liên hệ có thể được chia ra thành: Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngòai; Mối liên hệ trong tự nhiên, mối liên hệ trong xã hội và mối liên hệ trong tư duy; Mối liên hệ riêng, mối liên hệ chung và mối liên hệ phổ biến ...

- Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.

- Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quanphổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

- Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các (cặp) phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất - lượng; cái cũ – cái mới; cái riêng – cái chung; nguyên nhân – kết quả; nội dung – hình thức; bản chất – hiện tượng; tất nhiên – ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực.

Nội dung nguyên lý

- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.

- Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến;

chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w