Hàn Phi, đại biểu tiêu biểu của trường phái Pháp gia, xuất phát từ học thuyết về Đạo và Lý quan điểm duy vật về giới tự nhiên – ông cho rằng,

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 141 - 145)

thuyết về Đạo và Lý - quan điểm duy vật về giới tự nhiên – ông cho rằng, Đạo là nguyên lý căn bản, là quy luật phổ biến của sự hình thành mọi sự vật, hiện tượng. Đạo tồn tại vĩnh viễn không thay đổi. Lý là phạm trù thể hiện mặt chất lượng của quy luật riêng của các sự vật, hiện tượng; mỗi sự vật, hiện tượng đều có cái lý của nó; lý của sự vật, hiện tượng cụ thể là bất thường, luôn biến đổi và phát triển. Do vậy, để đạt được kết quả trong hành động, con người phải “tuân theo Đạo và Lý” – tức là con người vừa phải hành động tuân theo quy luật khách quan của sự vật, đồng thời tuân theo cái

lý biến hóa của nó. Trong tự nhiên không có ý chí tối cao, ý muốn chủ quan của con người không thể thay đổi được quy luật khách quan. Vận mệnh của con người là do con người tự quyết định lấy. Không có gì có thể chứng minh được Quỷ thần là có thật. Trong cuộc sống, vì con người ta gặp tai nạn, rủi ro không giải quyết được nên mới tin vào Quỷ thần. Nếu con người không sinh bệnh tật thì không bị trừng phạt, ra sức làm ra nhiều của cải thì Quỷ thần không làm rối loạn được tinh thần con người. Ông cho rằng, con người ta sinh ra vốn đã có sẵn lòng tham dục, tự tư, tự lợi, đó là bản tính tự nhiên. Tất cả các quan hệ xã hội (quan hệ tình cảm, đạo đức, cha con, anh em, bạn bè…) đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi ích cá nhân. Vì thế, kẻ thống trị phải căn cứ vào tâm lý “tránh hại, cầu lợi”, “cá nhân vị kỷ” của con người mà đề ra thưởng phạt (pháp luật) nhằm duy trì trật tự xã hội.

 Tóm lại, triết học Trung Quốc khi bàn về con người đã đưa ra nhiều quan điểm hết sức phong phú, đa dạng và sâu sắc; nhiều khi mâu thuẫn hết sức gay gắt, điều đó phản ánh cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vô thần tiến bộ với quan niệm duy tâm, tôn giáo. Nhưng cách trình bày nhiều khi chồng chéo nhau, xâm nhập nhau, lọc bỏ, tiếp thu lẫn nhau. Do vậy, khó phân biệt thành trường phái, xu hướng khác nhau. Một trong những tư tưởng độc đáo về con người của triết học Trung Quốc là tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, đề cao con người nhưng không tuyệt đối hóa con người, chủ trương giữ gìn sự cân bằng, ổn định các mối quan hệ tự nhiên – xã hội; quan hệ giữa con người với con người. Khi bàn về con người, các nhà triết học Trung Quốc chỉ quan tâm đến các vấn đề như: “tính người”, “tâm người” v.v… Nghĩa là chỉ bàn đến các phẩm chất tinh thần, ý thức, tâm lý, tư tuởng của con người. Chính vì vậy mà các tử tưởng triết học về xã hội – nhân văn đặc biệt phát triển, còn tư tưởng triết học về tự nhiên thì lại đơn giản, nghèo nàn.

2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây

Điểm nổi bật của triết học phương Tây là tập trung mọi cố gắng để nghiên cứu con người, làm tăng thêm sức mạnh để nghiên cứu và chinh phục thế giới khách quan. Do đó, triết học phương Tây tập trung nghiên cứu con người một cách khá toàn diện và đặc biệt đề cao con người, coi “con người là trung tâm của vũ trụ”, là “thước đo của vạn vật”; chú ý đến những phẩm chất khoa học và tự do của con người. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thể hiện rõ nét qua các thời kỳ: thời kỳ cổ đại, thời trung cổ, thời phục hưng và cận đại, thời cổ điển Đức; với hai khuynh hướng duy vật và duy tâm. Chúng ta có thể lược khảo các quan điểm về con người trong triết học phương Tây qua các giai đoạn và các khuynh hướng trên.

 Tiêu biểu cho quan điểm về con người ở phương Tây thời kỳ cổ đại là tư tưởng về con người của các nhà triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại rất đa dạng và phong phú, đã đề cập đến mọi vấn đề, trong đó có vấn đề con người. Về vấn đề con người, triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau, song đều khẳng định con người là “tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa”; Prôtago coi “con người là thước đo của tất thảy mọi vật”, hay Xôcrát quan niệm: “Triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình”. Đồng thời, triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại còn luôn đề cập đến những vấn đề thiết thực của cuộc sống con người như: con người là gì? Cuộc đời và số phận con người như thế nào? Coi đây là những vấn đề trung tâm của sự phản tư triết học.

 Xuất phát từ quan điểm cho rằng, thế giới do một hay một số chất tạo nên, các nhà triết học duy vật thời kỳ này cho rằng; con người cũng được bắt nguồn từ một hay một số chất nào đó. Theo Talét, chất đó là nước; Anaximen: khôngkhí; Hêraclít: lửa; Xênôphan: đất và nước v.v.. Tiêu biểu cho các quan điểm duy vật thời kỳ này là quan điểm của các nhà triết học: Empêđôclơ, Lơxíp và Đêmôcrít.

- Nhà triết học Empêđôclơ cho rằng, thế giới được cấu thành từ lửa, không khí, đất và nước. Bốn yếu tố này kết hợp với nhau sinh ra vạn vật và con người. Mọi sự sống đều có lý tính, nhưng trong đó con người là sự sống có lý tính cao nhất, là sinh vật thông minh nhất có đôi tay để thực hiện lý tính của mình.

- Lơxíp và Đêmôcrít lại quan niệm bản nguyên của thế giới là nguyên tử. Các nguyên tử kết hợp với nhau sinh ra vạn vật và con người. Đặc biệt, Đêmôcrít – đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại – Với quan niệm duy vật, ông có những quan điểm có giá trị khi bàn về con người. Ông cho rằng, sự sống và con người trên trái đất không phải do thần thánh tạo ra, mà là kết quả biến đổi lâu dài của giới tự nhiên. Tất cả mọi sự vật được cấu tạo bởi nguyên tử và khoảng không; linh hồn con người được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu, đây là loại nguyên tử nhỏ nhất, nhưng vận động với tốc độ lớn nhất. Sự vận động của các nguyên tử hình cầu giống như sự vận động của các nguyên tử lửa; chính sự vận động của các nguyên tử hình cầu đã sinh ra nhiệt, vì thế mà trong các cơ thể sống mới có nhiệt độ, nơi cư ngụ của linh hồn là trái tim, sự sống và cái chết là khác nhau về số lượng của nguyên tử hình cầu.

 Đối lập với quan điểm các nhà triết học duy vật, các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm lại truy tìm nguồn gốc, bản chất của con người từ những lực lượng siêu nhiên thần bí. Tiêu biểu là Xôcrát và Platôn.

- Theo Xôcrát, thế giới do thần thánh tạo ra và an bài, con người không nên tìm hiểu về thế giới, làm như thế là xúc phạm đến thần thánh. Con người hãy tìm hiểu về chính bản thân mình. Xôcrát đã lấy con người làm trung tâm và đối tượng nghiên cứu trong triết học của mình; theo ông, triết học không phải là cái gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Vì thế, ông đã đưa ra lời kêu gọi nổi tiếng: “con người, hãy nhận thức chính mình”. Trên cơ sở nhận thức bản thân, con người mới nhận thức được cái thiện, cái ác. Ông đặc biệt đề cao vai trò của tri thức; ông cho rằng, tri thức là nền tảng của đạo đức, tri thức sẽ giúp con người sống hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách của mình.

- Platôn cho rằng; ý niệm có trước tất cả, là nguồn gốc của tất cả. Ý niệm tồn tại vĩnh viễn, bất biến. Con người bao gồm thể xác và linh hồn, thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn, là nhà tù của linh hồn. Con người chết đi, linh hồn bất tử được giải thoát khỏi thể xác và trở về với thế giới ý niệm. Toàn bộ sự hiểu biết của con người chỉ là sự “hồi tưởng” của linh hồn bất tử về “thế giới ý niệm”. Linh hồn được chia thành nhiều loại, mỗi loại linh hồn tương ứng với một tầng lớp người trong xã hội theo địa vị sang, hèn, giàu, nghèo và vị trí của tầng lớp người đó trong xã hội. Linh hồn được cấu tạo từ ba bộ phận: lý tính, ý chí và nhục dục. Trong đó, phần lý tính là cơ sở của sự thông thái; phần ý chí là cơ sở của lòng dũng cảm , còn phần nhục dục là cơ sở sự điều độ, chế ngự sự nhục dục.

b) Thời kỳ trung cổ

 Triết học phương Tây thời kỳ trung cổ là triết học kinh viện, với đặc điểm chủ yếu là: phục tùng thần học, theo chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận siêu hình. Trong điều kiện này, khoa học bị đình trệ, triết học hoặc là làm đầy tớ cho thần học hoặc trở thành triết học kinh viện. Trong triết học phương Tây thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo xem con người không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào Thượng đế. Chính Thượng đế sinh ra và tạo ra các hoàn cảnh để con người tồn tại và phát triển. Mỗi khi cuộc sống con người gặp khó khăn, con người cho rằng đó là do Chúa Trời trừng phạt tội “tổ tông” của mình. Thượng đế là chân lý tối cao sắp đặt số phận, đẳng cấp cho con người, nếu người nào vượt lên trên đẳng cấp là tội lỗi. Chính quyền nhà vua cũng là do “ý của Chúa Trời” sắp đặt, thân xác con người phải phục tùng nhà vua, còn quyền lực tối cao bao hàm tất cả thì thuộc về giáo hội. Ngay cả triết học là tri thức của con người về thế giới khách quan và về chính bản thân con người, trong điều kiện này cũng bị phụ thuộc vào thần học, phải dựa vào sự anh minh của Thượng đế. Và, triết học có nhiệm vụ làm “đầy tớ cho thần học”. Do vậy, triết học thời kỳ này hoàn toàn bất lực trong việc giải thoát con người. Con người trở nên nhỏ bé, yếu ớt, bất

lực trong cuộc sống; nhưng lại phải an ủi và bằng lòng với kiếp sống tạm bợ, nhất thời trên trần thế, để đi đến hạnh phúc vĩnh cửu ở “thế giới bên kia”. Hậu quả là con người bị thủ tiêu ý chí đấu tranh vượt qua mọi gian khổ để tự giải thoát mình.

 Tiêu biểu cho tư tưởng ở thời kỳ này là quan điểm của Tômát Đacanh. Tômát Đacanh cho rằng, giới tự nhiên và con người là do Chúa Trời sáng tạo ra từ hư vô. Mọi cái hoàn thiện trong thế giới là do sự quyết định thông minh của Chúa Trời. Chúa Trời là mục đích tối cao, là quy luật vĩnh cửu đứng trên mọi cái, quyết định mọi cái. Con người chỉ là hình ảnh của Chúa Trời và linh hồn bất tử là bản chất của nó. Vị trí, vai trò, số phận, đẳng cấp của con người chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của thế giới bên kia, thế giới của “vương quốc giàu có ở trên trời”.

c) Thời kỳ phục hưng và cận đại

 Đây là thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình thành những dân tộc tư sản ở Châu Âu. Trong thời kỳ này, khoa học nói chung và triết học nói riêng có những bước tiến bộ nhảy vọt. Đây còn là thời kỳ phục hưng lại con người theo tinh thần nhân đạo tư sản mà từ lâu đã bị chế độ phong kiến chà đạp và bị Thiên Chúa giáo làm cho tối tăm, ngu dốt, mất nhân tính. Trong điều kiện này, các nhà khoa học đã bày tỏ khá rõ quan niệm của mình về con người và việc giải phóng con người. Các tư tưởng đề cao con người, coi “con người là thước đo của tất thảy mọi vật” và coi “triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình” đã có ảnh hưởng lớn đến quan niệm về con người trong thời kỳ này. Triết học thời kỳ này còn gắn liền với vấn đề con người và giải phóng con người. Vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của các quan niệm triết học.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w