NGHIỆP CÁCH MẠNG DO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là sự kết tinh của những quan điểm về con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại (phương Đông, phương Tây, Mác - Lênin) được thể hiện một cách cụ thể, sinh động ở Việt Nam. Những tư tưởng ấy, được hình thành, phát triển và quán xuyến suốt cuộc đời hoạt động của Người. Sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là một tất yếu lịch sử; là sản phẩm của sự kết hợp giữa những điều kiện lịch sử – xã hội với phẩm chất, năng lực cá nhân. Những cơ sở cơ bản để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, đó là:
a) Nhu cầu khách quan của lịch sử – xã hội
Những năm đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, cùng với mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; giờ đây còn xuất hiện mâu thuẫn mới – mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột với chủ nghĩa đế quốc, thực dân xâm lược.
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1917 đã mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Ở trong nước, do bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân Pháp. 1 C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, T1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.593-594
2 Nguyễn Thế Nghĩa. Những chuyên đề triết học (dành cho Cao học và nghiên cứu sinh), Nxb Khoa học xã hội, 2007, tr.623 Khoa học xã hội, 2007, tr.623
Với chính sách thực dân cũ nhằm vơ vét tài nguyên khoáng sản làm giàu cho chính quốc, thực dân Pháp đã đẩy cuộc sống của người dân Việt Nam vào hoàn cảnh bần hàn, cơ cực, chìm trong đau khổ, tủi nhục vì mất nước. Với một tinh thần “Nam quốc sơn hà nam đế cư” bất khuất, không cam chịu cúi đầu làm nô lệ, cha ông ta đã tổ chức rất nhiều phong trào kháng chiến nhằm đánh đuổi thực dân Pháp giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, nhưng tất cả các phong trào ấy đều thất bại. Trước tình hình ấy, đòi hỏi phải tìm ra con đường giải phóng để cứu dân, cứu nước, đòi hỏi ấy đã trở thành một đòi hỏi khách quan đối với mỗi người và đối với cả dân tộc. Trong điều kiện như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng đã từng bước được hình thành.
b) Truyền thống văn hóa Việt Nam
“Truyền thống văn hóa Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái cố kết dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập của dân tộc và bảo tồn nền văn hiến của đất nước, chống mọi âm mưu đồng hóa của ngoại bang”1.
“Truyền thống đó, không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính, thành dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam”2 chính sức mạnh ấy của truyền thống yêu nước đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước; là cơ sở tư tưởng dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người tiếp thu lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu từ lý luận về dân tộc và thuộc địa. Vì vậy, có thể nói truyền thống văn hóa Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái cố kết dân tộc là một trong những nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh.
c) Tinh hoa văn hóa nhân loại: Ngoài truyền thống văn hóa dân tộc,Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo). Người còn tiếp thu và kế thừa một cách có phê phán, có chọn lọc các tư tưởng nhân văn của văn hóa Phục hưng, của thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và của cách mạng Trung Quốc. Ngoài ra, trên con đường bôn ba đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh còn không ngừng tự học tập, học hỏi để làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng những di sản quý báu của văn hóa nhân loại.
1Tư tưởng Hồ Chí Minh di sản văn hóa dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, tr.30
d) Chủ nghĩa Mác – Lênin: Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếpthu cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác, đây là bước ngoặt, tạo nên sự phát triển thu cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác, đây là bước ngoặt, tạo nên sự phát triển mới về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. “Đây là bước ngọăt cơ bản trong quá trình đi tìm đường cứu nước và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giác ngộ dân tộc đã phát triển và kết hợp với giác ngộ giai cấp; cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản. Bước ngoặt đó đánh dấu sự định hình và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng của giai cấp vô sản- Chủ nghĩa Mác - Lênin, mang bản chất cách mạng và khoa học triệt để”1.
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Mặc dù không có một tác phẩm lý luận riêng nào về con người, nhưng tất cả các bài viết và cả cuộc đời Hồ Chí Minh là vì con người, do con người; thương yêu, tôn trọng, tin tưởng con người, bồi dưỡng và phát triển tài năng con người. Đó chính là chủ nghĩa nhân văn hiện thực, cao cả của Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được thể hiện qua “tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động; tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; tư tưởng về phát triển con người toàn diện”2.
a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,giải phóng nhân dân lao động: Đây là một nội dung cơ bản trong tư tưởng giải phóng nhân dân lao động: Đây là một nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Nội dung này thường xuyên được Người đề cập đến trong các bài viết, bài nói chuyện của mình; qua đó thể hiện một số luận điểm cơ bản, đó là:
- Độc lập tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
- Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện.
- Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động.
Như vậy, “tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là tư tưởng kết hợp giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội”3.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là độnglực của cách mạng: Như trên đã trình bày, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến lực của cách mạng: Như trên đã trình bày, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến
1 Sđd, tr.36
2Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh), Nxb Lý luận chính trị, HàNội, 2006, tr.535 Nội, 2006, tr.535
con người, tất cả vì con người, do con người thương yêu, tôn trọng, tin tưởng con người, bồi dưỡng và phát triển tài năng của con người. Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người. Đối với Hồ Chí Minh, con người là mục tiêu đồng thời là nhân tố quyết định thành công của cách mạng”1 Hồ Chí Minh cho rằng, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa”2 Người quan niệm, cuộc sống của nhân dân là mục tiêu của mọi hoạt động cách mạng; ngay cả”… nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”3. Như vậy, trong tư tưởng của Người; Sự nghiệp cách mạng, thành quả cách mạng là của dân, do dân và vì dân.
c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện: Phát triểncon người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là quan niệm giáo dục, đào con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là quan niệm giáo dục, đào tạo con người. Về vấn đề này, Người viết: “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”4 “Trồng người” theo Người, trước hết là giáo dục, rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tài năng cho con người, làm cho con người vừa “hồng” vừa” chuyên” theo phương châm “lý luận phải gắn liền với thực tiễn”. Tiêu chuẩn cơ bản, hàng đầu của con người toàn diện là con người phải có đức và có tài, trong đó đức là gốc. Với đức, yêu cầu cơ bản là: “trung với nước, hiếu với dân; thương yêu con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần quốc tế vô sản”5. Nguyên tắc cơ bản để phát triển con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục.