MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHI MÁCXÍT VỀ CON

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 139 - 140)

NGƯỜI

1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông

Một trong những vấn đề trọng tâm của triết học phương Đông là vấn đề con người. Triết học phương Đông khi bàn về con người, thường đi sâu vào các vấn đề về nguồn gốc, bản chất con người,… để tìm ra con đường, phương pháp giải phóng con người.

a) Quan điểm về con người trong triết học Ấn Độ

 Triết học Ấn Độ rất phong phú, huyền bí với Kinh Vêđa, Kinh Upanishad, đạo Jaina, đạo Phật và các trào lưu triết học mang tính hệ thống, chặt chẽ như: triết học Lôkayatta, Vaisêsika, Nyaya, Yôga, Vêđanta... đã có những tư tưởng triết học rất khác nhau về con người. Điểm nổi bật của quan

điểm về con người trong triết học Ấn Độ là luôn hướng về đời sống tâm linh, cố gắng đi tìm thực chất bản chất con người và chỉ ra con đường giải phóng cho con người.

 Về vấn đề con người và giải phóng con người đã được các nhà triết học Ấn Độ bàn luận một cách khá rộng rãi ngay từ thời Cổ đại.

- Kinh Vêđa cho rằng, con người và muôn vật đều do Đấng duy nhất đó là Thượng đế hay Phạm Thiên tạo ra. Kinh Upanishad lại cho rằng, con người bao gồm thể xác và linh hồn. Linh hồn sống của con người (Atman) chỉ là sự biểu hiện, là bộ phận của “tinh thần tối cao” (Brahman). Thể xác của con người chỉ là cái “vỏ bọc” của linh hồn, là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử.

- Phật giáo cho rằng, bản chất thế giới là “không”. “Không” vừa tĩnh lặng, trống rỗng lại vừa xáo động và nhân đôi, từ đây sinh ra vạn vật và con người. Con người là “tự kỉ nhân quả” mà thành chứ không phải do Thượng đế hay Brahman sinh ra. Con người được cấu tạo bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) đó là sự phối hợp của danh (tinh thần) và sắc (vật chất). Thế giới là “vô thường” còn con người là “vô ngã”, nhưng vì do con người “vô minh” nên đã không hiểu được điều đó. Do vậy mà “đời là bể khổ”. Để thoát khổ thì con người phải đạt đến Niết bàn bằng cách diệt trừ dục vọng, khắc phục vô minh, từ bỏ tham, sân, si. Muốn vậy con người phải tự giác thực hiện “bát chánh đạo”, “tam học”, “lục độ”, phải hiểu biết “tứ diệu đế”, v.v.

- Bên cạnh các quan điểm duy tâm nói trên, phái Lôkayata đã có quan điểm duy vật khi cho rằng rằng, bốn yếu tố (đất, nước, lửa, gió) là bản nguyên vật chất từ đó sinh ra thế giới vạn vật và con người. Tuy còn thô sơ, mộc mạc, nhưng quan điểm duy vật này đã thể hiện tư tưởng tiến bộ về con người trong triết học phương Đông.

b) Quan điểm về con người trong triết học Trung Quốc

 Quá trình tồn tại, phát triển của quan điểm về con người trong triết học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Các quan điểm về con người nhiều khi mâu thuẫn, xung đột hết sức gay gắt. Nhưng nhìn chung, các trường phái triết học đều lấy con người làm trung tâm và mục tiêu của nhận thức, đồng thời đề cao tính nhân văn, khẳng định giá trị tồn tại tích cực của con người đối với chính bản thân mình và đối với thế giới bên ngoài.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w