bao giờ cũng là con người riêng biệt, con người cụ thể, ứng với những thời đại, những giai đoạn lịch sử nhất định, với từng tập đoàn người; đồng thời nó cũng mang bản chất chung của nhân loại, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài người. Mỗi cá nhân, từ khi sinh ra, buộc phải tiếp nhận những quan hệ xã hội đã có và đang có, quá trình cá nhân lớn lên, trưởng thành, nắm bắt văn hóa xã hội; hòa nhập vào xã hội vào các quan hệ xã hội; quá trình xã hội hóa ấy 1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.11
chính là quá trình hình thành bản chất con người. Tổng hòa các quan hệ xã hội không những cho phép giải thích bản chất cộng đồng của loài người, mà còn giải thích được bản chất đặc thù của cá nhân trong cộng đồng đó.
2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về giải phóng con người
Triết học Mác - Lênin là triết học vì con người. Ngay từ khi còn trẻ, C.Mác đã viết trong “Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp” như sau: “... Kim chỉ nam chủ yếu phải định hướng cho chúng ta trong việc lựa chọn nghề nghiệp là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của chính chúng ta…, kinh nghiệm ca ngợi những ai đem lại hạnh phúc cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất; bản thân tôn giáo dạy chúng ta rằng cái lý tưởng mà mọi người hướng tới đã hy sinh bản thân mình cho nhân loại, vậy ai dám bác bỏ những lời dạy bảo đó”1 và sau này khi đã trưởng thành, trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức”2 song, “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”3. Như vậy, tư tưởng giải phóng con người, giải phóng nhân loại là tư tưởng xuyên suốt là cái cốt lõi của triết học Mác - Lênin.
Triết học Mác - Lênin không phải là triết học đầu tiên đề cập đến vấn đề giải phóng con người. Vấn đề giải phóng con người đã được nhiều học thuyết triết học đề cập đến, nhưng do hạn chế bởi lịch sử, do chưa hiểu đúng về con người, về bản chất con người, cho nên khi xác định giải phóng con người là giải phóng đối tượng nào? Giải phóng bằng cách nào? Giải phóng như thế nào? v.v… các học thuyết triết học trong lịch sử đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau nhưng chưa có được câu trả lời thích đáng.
Triết học Mác - Lênin, trên cơ sở giải thích đúng đắn và khoa học về con người, về bản chất con người, đã xác định “bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”4, “Là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa”5. Có thể nói rằng, vấn đề “tha hóa con người” và giải phóng con người chiếm vị trí trung tâm trong quan niệm của C.Mác về đời sống xã hội. “Tha hóa” là biến thành cái bản chất khác với bản chất ban đầu. “Tha hóa con người”, theo C.Mác, là con người không còn là chính mình mà 1 C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.40, tr.17-18
2 C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, T.21, tr.11-12
3 Sđd, 1994, T.20, tr.406
4 C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Sđd, T1, tr.557
trở thành tồn tại khác, cái đối lập với mình. “Tha hóa con người” ở đây bao gồm: tha hóa sản phẩm, tha hóa hoạt động và tha hóa tộc loại (sản phẩm lao động do người công nhân làm ra lẽ ra phải thuộc về họ, nhưng trong xã hội tư bản do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên sản phẩm ấy thuộc về nhà tư bản; hoạt động lao động sản xuất là hoạt động làm hoàn thiện con người, nhưng ở đây, nó làm cho người lao động bị phát triển què quặt; thân thể, máu mủ của người công nhân là thuộc về họ, nhưng khi bước vào xí nghiệp làm thuê cho chủ tư bản, thân thể họ không thuộc về họ nữa vì họ đã bán cho nhà tư bản). Theo triết học Mác - Lênin, nguyên nhân của sự “tha hóa con người” là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự nô dịch nhiều mặt đối với con người gây ra.
Theo triết học Mác – Lênin, sự “tha hóa con người” là do hoạt động của chính con người tạo ra; và vì thế, con người bằng hoạt động tích cực của mình, có thể xóa bỏ được sự “tha hóa” cho mình. Để xóa bỏ sự “tha hóa” và giải phóng cho con người, triết học Mác đã đưa ra những chỉ dẫn xác đáng, đó là:
- Thứ nhất, cần phải xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản” thứ “sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực tư bản và lao động”1 nó chính là nguồn gốc sinh ra mọi nô dịch con người trong xã hội tư bản. Mặt khác, để giải phóng con người khỏi sự nô dịch ấy, cần phải “giải phóng chính trị”, “giải phóng xã hội”. Vì vậy, “sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân, v.v. khỏi chế độ nô dịch biểu hiện thành hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, hơn nữa ở đây vấn đề không phải chỉ biểu hiện thành sự giải phóng của họ, vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng xã hội”2.
- Thứ hai, sự nghiệp xóa bỏ “tha hóa”, giải phóng cho con người là sự nghiệp của quần chúng nhân dân lao động; trong đó, giai cấp vô sản là lực lượng nòng cốt và quyết định. Bởi vì, chỉ có giai cấp vô sản mới có khả năng đem lại tự do và bình đẳng thực sự cho mọi người. Do giai cấp vô sản là “sự mất đi hoàn toàn của con người” nó “chỉ có thể phục sinh lại bản thân mình bằng cách phục sinh hoàn toàn con người”, nó “không thể tự giải phóng mình nếu không tự giải thoát mình khỏi tất cả mọi khu vực khác của xã hội và do đó không giải phóng tất cả các khu vực khác của xã hội”3
- Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là một quá trình lâu dài. Nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, vào các điều kiện vật chất tất yếu cho sự nghiệp giải phóng ấy. Về 1 C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.584-585
2 C.Mác. Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.100-101
điều này, C.Mác đã viết “Người ta mỗi lần đều giành được tự do chừng nào việc đó không phải do lý tưởng về con người mà do lực lượng sản xuất hiện hành quyết định và cho phép”1.
Như vậy, “sự nghiệp giải phóng toàn diện, triệt để cho con người và cả xã hội loài người chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện “những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển”, và chỉ khi nào” thay cho xã hội tư sản cũ, với những đối kháng giai cấp của nó” bằng một xã hội mới không còn cơ sở kinh tế của mọi bóc lột và nô dịch, không còn giai cấp và hiện tượng người bóc lột người – “một liên hiệp trong đó sự phát triển tự do của con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Và theo Ph.Ăngghen, “Đó là bước nhảy của con người từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do”2.