- Về những đặc trưng chủ yếu của xã hội tương lai xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa: Dựa vào sự tổng kết lịch sử đương thờ
c) Kết hợp giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
sản xuất phù hợp trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trong khi khẳng định vai trò của lực lượng sản xuất, lý luận hình thái kinh tế - xã hội còn chỉ ra, sự phát triển của lực lượng sản xuất phải gắn liền với việc xác lập quan hệ sản xuất phù hợp. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng ta khẳng định: “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”1.
Phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, Đảng ta chủ trương sử dụng “nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế”. Đồng thời, “thực hiện nhất quán và lâu dài chinh sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là
nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”2.
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất đế một trình độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Đến lựợt nó, kinh tế thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳn định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”3.