NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 66 - 71)

VÀ THỰC TIỄN TRONG GIAI ĐỌAN CÁCH MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có tính chất quyết định để hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo. Vấn đề quan hệ lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề căn bản của khoa học Mác - Lênin nói chung, của lý luận Mác - Lênin về nhận thức nói riêng. Chủ nghĩa Mác - Lênin coi lý luận và thực tiễn là những cái liên hệ khắng khít với nhau và tác động lẫn nhau, đồng thời coi thực tiễn là mặt quyết định trong sự tác động lẫn nhau đó. Điều nầy có ý nghĩa phương pháp luận to lớn, đặc biệt là đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.

1. Lý luận phải luôn bám sát thực tiễn, phản ánh được yêu cầu củathực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn

1 C.Mác và Ăngghen: Tòan tập, T.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.580.

- Bản thân thực tiễn luôn vận động, phát triển và biến đổi. Quá trình đó diễn ra có lúc tuân theo quy luật, có lúc không, có lúc khá phức tap. Để hình thành lý luận, nhận thức phải bám sát quá trình đó; nhưng lưu ý, bám sát không chỉ đơn giản phản ánh phù hợp thực tiễn đương đại, mà còn phải so sánh, đối chiếu, phân tích để chọn lọc những thực tiễn mang tính khách quan, mang tính quy luật làm cơ sở cho quá trình hình thành lý luận.

- Lý luận không phản ánh đúng nhu cầu của thực tiễn, không phù hợp với thực tiễn thì sớm hay muộn lý luận đó sẽ bị bác bỏ.

- Tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong họat động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở sự nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hòan thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công việc nầy, hiện nay ở nước ta vẫn đang tiếp tục. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đánh giá: “Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng” và nhấn mạnh: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”1.

2. Họat động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo, khi vận dụng lý luậnphải phù hợp với điều kiện lịch sử- cụ thể phải phù hợp với điều kiện lịch sử- cụ thể

 Lý luận có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thực tiễn, vì lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, là hệ thống các quy luật đúng đắn dựa vào đó con người vạch ra các chương trình hành động thực tiễn cho chính mình.

- Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là kinh nghiệm đã khái quát lại của phong trào công nhân tất cả các nước. Sức mạnh của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin ở chỗ: do khái quát thực tiễn cách mạng, khái quát kinh nghiệm của lịch sử - xã hội, nó làm cho ta có thể nhìn thấy mối liên hệ bên trong của các hiện tượng, nhìn thấy các quy luật khách quan của sự phát triển và nhờ đó mà nhận thức được rõ tiến trình của sự vật không những trong hiện tại mà cả trong tương lai nữa. Lý luận Mác - Lênin làm cho ta có thể nhìn thấy trước nhiều năm những khuynh hướng phát triển cơ bản của xã hội và do đó lý luận Mác - Lênin là một lực lượng cho phép Đảng Cộng sản vạch ra những kế họach họat động thực tiễn hết sức khoa học.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khó IX,

- Ở nước ta, “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”

- 1.

 Chúng ta phải coi trọng lý luận và biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học nhân lọai đã đạt được vào điều kiện cụ thể của đất nước. Vận dụng lý luận phải quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể, đồng thời tiếp thu những thành tựu của tư duy nhân lọai trên các lĩnh vực.

3. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều

Việc quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa kinh nghiệm và lý luận có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc đấu tranh khắc phục

bệnh kinh nghiệmbệnh giáo điều.

a)Bệnh kinh nghiệm

Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tửơng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vao trò lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thõa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, coi thường giới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ. Kinh nghiệm là rất quý, góp phần thành công trong điều kiện, hòan cảnh nhất định và là cơ sở để khái quát lý luận. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm một nơi, một lúc nào đó, xem thường lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và sẽ thất bại trong thực tiễn khi điều kiện, hòan cảnh thay đổi. Hồ Chí Minh đã nói: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng một mắt mù”2.

Muốn khắc phục bệnh kinh nghiệm có hiệu quảphải:

- Quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là bám sát thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình độ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp thực tiễn.

- Hòan thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì rằng, kinh tế thị trường luôn vận động, biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo, phải thường xuyên bám sát thị trường để ứng phó, để chủ động về quyết sách kinh doanh phù hợp.

b)Bệnh giáo điều

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.83, 84. gia, Hà Nội, 2001, tr.83, 84.

Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điển lịch sử - cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc.

- Biểu hiện trước tiên của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, hiểu lý luận một cách trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó, nặng về diễn giải những gì đã có trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống, thóat ly thực tiễn.

- Tiếp nhận những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, từ đó biến chúng thành những tín điều và áp dụng rập khuôn mô hình chủ nghĩa xã hội của nước ngòai.

- Khi đề ra chủ trương và chính sách thường nặng về xuất phát từ sách vở, không xuất phát từ điều kiện lịch sử - cụ thể của thực tiễn đất nước.

- Áp dụng rập khuôn, máy móc kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước khác; áp dụng chính sách kinh tế thời chiến vào thơi bình…

- Vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, chỉ biết trích dẫn, không quan tâm đến thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận.

Muốn khắc phục bệnh giáo điều có hiệu quả phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc thồng nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nghĩa là, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, khái quát từ thực tiễn, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, thường xuyên kiểm tra trong thực tiễn và không ngừng phát triển cùng thực tiễn.

 Như vậy, coi trọng tổng kết thực tiễn là một phương pháp căn bản trong họat động lý luận. Đó cũng là phương pháp cơ bản để khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ sung hòan chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Lý luận? thực tiễn? Anh/Chị hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

2. Dựa vào những yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận, Anh/Chị phân tích câu nói của C.Mác: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.

3. Vận dụng lý luận vào thực tiễn, V.I.Lênin nhận xét: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp”. Anh/Chị hãy phân tích nhận xét trên.

4. Anh/Chị hãy nêu ra những nguyên nhân cơ bản của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, chúng ta cần phải quán triệt nguyên tắc nào trong triết học Mác - Lênin? Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đó.

Chương 8

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI &

CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận hình thái kinh tế – xã hội chiếm một vị trí quan trọng. Lý luận này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn. Bởi vì nó không chỉ lý giải một cách khoa học về sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người mà còn là “kim chỉ nam” cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo lý luận này vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước và quốc tế, là công việc cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w