Thứ ba, chính vì sự phát triển của xã hội mang tính lịch sử – tự nhiên cho nên, trong sự phát triển của nó, vừa bao hàm tính phổ biến, tính quy

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 84 - 86)

cho nên, trong sự phát triển của nó, vừa bao hàm tính phổ biến, tính quy luật chung, lại vừa bao hàm tính đặc thù, tính phong phú, đa dạng. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc, như điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống, về văn hoá, về tác động quốc tế … Do đó, theo quan điểm của C.Mác, sự phát triển lịch sử – tự nhiên của xã hội, biểu hiện trong sự phát triển của mỗi dân tộc, hoàn toàn có thể biểu hiện dưới hình thức phát triển rút ngắn, hay là khả năng bỏ qua một, hay một vài giai đoạn phát triển nào đó để lên hẳn giai đoạn phát triển cao hơn. Điều đó cũng có nghĩa, trong tính phong phú đa dạng của sự phát triển xã hội, một mặt, trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở các nuớc khác nhau, với điều kiện lịch sử – cụ thể, có thể có những hình thức cụ thể khác nhau; đồng thời, mặt khác, cũng có những dân tộc sẽ lần lượt trải qua tất cả các hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Đương nhiên, sự phát triển rút ngắn, sự bỏ qua đó phải được diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người. Tóm lại, theo quan điểm của triết học Mác, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra theo con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

4. Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình tháikinh tế - xã hội kinh tế - xã hội

a) Tính khoa học của lý luận hình thái kinh tế – xã hội: Sự ra đời lýluận hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong luận hình thái kinh tế - xã hội là một bước chuyển biến cách mạng trong nhận thức về đời sống xã hội. Lý luận đó đưa lại quan điểm duy vật về xã hội, chỉ ra sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính trị và tinh thần nói chung. Lý luận đó cũng chỉ ra xã hội là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt, các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Đồng thời, lý luận đó cũng chỉ ra động lực bên trong của sự vận động phát triển xã hội; chỉ ra các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội, và do đó chỉ ra sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên .

Thứ nhất, do lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, cho nên, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn xã hội, người ta không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của con người để giải thích về đời sống xã hội, mà ngược lại, phải tìm cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội từ trong sản xuất, từ phương thức sản xuất; đồng thời, mặt khác, để có thể thực hiện được sự thắng lợi của xã hội này đối với xã hội khác, suy đến cùng xã hội đó phải tạo ra được một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, năng suất lao động cao hơn phương thức sản xuất cũ.

Thứ hai, lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội; quan hệ sản xuất lại phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Điều đó cho thấy, trong nhận thức, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Trong đó, phân tích quan hệ sản xuất không thể tách rời lực lượng sản xuất; phân tích các quan hệ xã hội không tách rời quan hệ sản xuất; mặt khác, trong thực tiễn, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành một cách đồng bộ ở tất cả các mặt của đời sống xã hội: từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng, trong đó xây dựng lực lượng sản xuất mới là cái có ý nghĩa quyết định.

Thứ ba, lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra rằng, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan, chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng về đời sống xã hội, về vận động phát triển của xã hội, phải đi sâu nghiên cứu tìm ra được quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội nói chung, của từng xã hội cụ thể nói riêng. Trong thực tiễn, việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí.

Thứ tư, lý luận hình thái kinh tế - xã hội vừa chỉ ra quy luật phát triển chung của nhân loại, vừa chỉ ra mỗi dân tộc do điều kiện lịch sử - cụ thể mà có con đường phát triển riêng, đặc thù. Điều đó cho thấy, để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứu những quy luật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc về điều kiện tự nhiên, về truyền thống văn hóa,

về quan hệ giai cấp, về điều kiện quốc tế… Mặt khác, trong hoạt động thực tiễn, đòi hỏi phải vận dụng một cách sáng tạo những quy luật chung vào những điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc để tìm ra con đường đi một cách đúng đắn nhất.

5. Lý luận hình thái kinh tế – xã hội và cách tiếp cận lịch sử nhânloại theo lý thuyết các nền văn minh loại theo lý thuyết các nền văn minh

 Ngày nay, có quan điểm cho rằng cần thay thế lý luận đó bằng cách tiếp cận khác, nhất là cách tiếp cận theo các nền văn minh. Theo cách tiếp cận này, người ta phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành 3 nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp (hay còn gọi là văn minh trí tuệ, văn minh tin học). Đây là cách phân chia được sử dụng khá rộng rãi phổ biến hiện nay. Một trong những đại biểu xuất sắc của cách tiếp cận này là Alvin Toffler, nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ. Alvin Toffler đã phân chia lịch sử phát triển của nhân loại cho đến nay thành 3 làn sóng (hay 3 nền văn minh):

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w