C.Mác, Ph.Ăngghen: Sđd, tr

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 73 - 74)

I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ–XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ

2 C.Mác, Ph.Ăngghen: Sđd, tr

- Khi xem xét hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác phát hiện ra hai mặt không tách rời nhau của quá trình này (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), biểu hiện mối quan hệ song trùng xuất hiện trong sản xuất, đó là: quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên biểu hiện ở lực lượng sản xuất, còn quan hệ giữa con người với nhau biểu hiện ở quan hệ sãn xuất. Hai mặt này của sản xuất vật chất tồn tại thống nhất với nhau, tạo thành phương thức sản xuất. Chính sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất đã tạo nên quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa trên cơ sở nghiên cứu hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác đi tới việc nghiên cứu các mặt khác của đời sống xã hội như: chính trị, pháp quyền, cũng như những biểu hiện của đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Ở đây, C.Mác đã dần dần phát hiện ra tính quy luật trong các mối quan hệ chằng chịt giữa các lĩnh vực của xã hội: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; phương thức sản xuất quyết định tất cả các mặt của đời sống xã hội. Chính sự tương tác giữa các lĩnh vực, các nhân tố xã hội như vậy đã làm cho xã hội vận động, phát triển theo quy luật khách quan.

- Khi chỉ rõ sự phát triển xã hội là một quá trình khách quan, đồng thời, C.Mác cũng khẳng định vai trò to lớn của nhân tố chủ quan. Trong đó, sự phát triển của lịch sử chính là kết quả của sự tương tác biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Đương nhiên, con người không thể có khả năng tạo ra hay xóa đi quy luật khách quan. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức và vận dụng quy luật khách quan trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục đích, lợi ích của mình. Khi con người chưa nhận thức được quy luật thì hoạt động của họ còn mang tính tự phát, kết quả hoạt động còn hạn chế. Song, khi con người đã nhận thức được quy luật rồi thì hoạt động của họ sẽ trở nên tự giác và có thể đạt kết quả mong muốn. Nói cách khác, nhân tố chủ quan dù không thể tạo ra, thay đổi xu hướng vận động, phát triển của xã hội nhưng có thể đẩy nhanh hay làm chậm sự vận động, phát triển đó.

 Tóm lại, xuất phát từ vai trò quyết định của sản xuất vật chất, C.Mác đã phân tích một cách khoa học mối quan hệ của tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội; cũng như phát hiện ra các quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, ông đã đi tới sự khái quát khoa học về lý luận hình thái kinh tế – xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w