Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 109 - 111)

I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

b) Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 Do đặc điểm giai cấp và quan hệ giai cấp như vậy, nên vấn đề không phải là lảng tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà là nhận thức cho đúng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh, xử lý đúng đắn các quan hệ xã hội – giai cấp. Với những biến đổi nhanh chóng của thời đại, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta diễn ra trong điều kiện rất phức tạp và lại càng phức tạp hơn trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hòa nhiều thành phần, thực hiện chính xác mở cửa trong quan hệ quốc tế. Thực chất đấu tranh giai cấp ở nước ta trong thời kỳ quá độ là đấu tranh giữa khuynh hướng tự giác theo định hướng xã hội chủ nghĩa và khuynh hướng phát triển tự phát lên tư bản chủ nghĩa.

- Thực chất đó là do chúng ta đang thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chứ không phải là thực hiện thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, nhất thiết chúng ta phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân, mà theo V.I.Lênin đó là sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước làm khâu trung gian để đưa nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó tất yếu nảy sinh mâu thuẫn khách quan giữa hai khuynh hướng phát triển kinh tế:

+ Một là, khuynh hướng phát triển được thực hiện tự giác (chủ động, có điều khiển, có mục đích, có ý thức) theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

+ Hai là, khuynh hướng tự phát quay lại con đường tư bản chủ nghĩa (khuynh hướng này được các thế lực thù địch chống đối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lợi dụng khuyến khích ủng hộ để phục vụ cho ý đồ chính trị của chúng).

- Cuộc đấu tranh giai cấp này diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, trật tự an toàn xã hội ... Để đạt kết quả tốt trong cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa, cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

+ Thứ nhất, phải đấu tranh chống khuynh hướng và biểu hiện tiêu cực của tầng lớp tư sản (hoạt động đầu cơ, buôn lậu, làm ăn phi pháp, xâm phạm lợi ích chung của dân tộc, của cộng đồng).

+ Thứ hai, đấu tranh chống khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa của sản xuất nhỏ bằng nhiều biện pháp khác nhau, đấu tranh lôi kéo tách họ ra khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa.

+ Thứ ba, đấu tranh chống các thế lực thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Một bộ phận không nhỏ trong xã hội, vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai cấp hoặc bị kẻ thù lừa bịp, mua chuộc, lợi dụng đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống lại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với nhiều âm mưu và thủ đoạn khác nhau. Vì vậy, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là cuộc đấu tranh giữa một bên là quần chúng nhân dân, các lực lượng đi theo con đường dẫn đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đoàn kết trong một mặt trận thống nhất do Đảng lãnh đạo. với bên kia là các tổ chức, các phần tử chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, an ninh quốc gia.

Như vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta có nội dung cụ thể là đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng, xây dựng nước ta thành nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mà cơ bản là phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển những nhân tố xã hội chủ nghĩa, chống lại khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường; xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính quyền nhân dân và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch phá hoại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở

nước ta; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta không ngừng nâng cao.

 Để thực hiện được những mục tiêu của đấu tranh giai cấp, đòi hỏi phải

sử dụng nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, vừa mềm dẻo, vừa cương quyết, bao gồm cả giáo dục, tuyên truyền vận động, cả hành chính, thậm chí cả những biện pháp bạo lực trấn áp.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nắm vững phương pháp biện chứng duy vật, nắm vững quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin để phân tích cụ thể tình hình cụ thể để thấy được tính chất gay go, phức tạp của đấu tranh giai cấp ở nước ta trong thời kỳ quá độ,

tránh rơi vào hai thái cực sai lầm: quá cường điệu đấu tranh giai cấp đi đến rụt rè, không dám đổi mới; hoặc mơ hồ, mất cảnh giác đi đến phủ nhận đấu tranh giai cấp.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w