Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế–xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 74 - 76)

I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ–XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ

2. Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế–xã hộ

Xã hội là một hệ thống cực kỳ phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực, yếu tố có quan hệ chằng chịt và tác động lẫn nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu xã hội phải xem xét cụ thể từng lĩnh vực, từng bộ phận cấu thành hệ thống xã hội, cũng như sự tác động giữa chúng với nhau, vạch ra những bộ phận chủ yếu, có tính quyết định trong các mối quan hệ này.

 Theo triết học Mác, xã hội là một hệ thống có một cấu trúc phức tạp, bao gồm các lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế, tức lĩnh vực quan hệ sản xuất; lĩnh vực xã hội, tức các quan hệ xã hội như: quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc; lĩnh vực chính trị và lĩnh vực tinh thần. Trong các lĩnh vực này, lĩnh vực kinh tế, quan hệ sản xuất đóng vai trò nền tảng, quyết định tất cả các lĩnh vực, các quan hệ xã hội khác. C.Mác viết: “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ – tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ các quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”1. Hơn nữa, theo quan điểm của C.Mác, các quan hệ sản xuất xã hội còn quy định tính độc đáo riêng của từng xã hội cụ thể. Nó chính là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội này với xã hội kia. Ông khẳng định: “tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là các quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”2.

 Trong một hình thái kinh tế – xã hội, sự tồn tại của quan hệ sản xuất lại gắn liền với sự tồn tại của lực lượng sản xuất, tạo thành thể thống nhất của một nền sản xuất, của một phương thức sản xuất nhất định. Trong phương thức sản xuất này, lực lượng sản xuất đóng vai trò là cơ sở vật chất của hình thái kinh tế – xã hội và quyết định đến sự tồn tại, biến đổi của quan hệ sản xuất. C.Mác viết: “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức

1 C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.13, tr.14-15.

sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”1.

 Bên cạnh việc chỉ ra quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, nguyên thủy trong sự tồn tại của đời sống xã hội, C.Mác còn chỉ ra sự tồn tại của các quan hệ xã hội khác như: quan hệ chính trị, quan hệ trong lĩnh vực tinh thần; cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, ông cho thấy: toàn bộ các quan hệ sản xuất hiện đang tồn tại trong xã hội và tạo thành kết cấu kinh tế của xã hội đó là cơ sở hạ tầng, còn các mặt, các quan hệ còn lại (chính trị, pháp quyền, tinh thần v.v…) là kiến trúc thượng tầng. Đồng thời, sự hình thành, tồn tại, biến đổi của kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở của cơ sở hạ tầng, phù hợp với cơ sở hạ tầng này.

Từ những tư tưởng trên của các nhà kinh điển, có thể nhận định khái

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w