Quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 102 - 103)

I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

b) Quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp

(1778 – 1874), Ôguýxtanh Chiêry (1795 – 1856), Phrăngxoa Minhê (1796 – 1884). Theo các ông, những sự thay đổi quan hệ sở hữu về tài sản, chủ yếu là quan hệ sở hữu về ruộng đất đã đưa đến sự thay đổi về quan hệ giai cấp và sự thay đổi về chế độ chính trị. Tuy nhiên, các nhà sử học Pháp cho rằng, sự hình thành giai cấp dựa trên cơ sở chinh phục bằng bạo lực và sự tan rã của xã hội cũ. Họ đã nhìn thấy mâu thuẫn trong xã hội tư bản, nhưng lại chủ trương điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp.

Tóm lại, các nhà tư tưởng trước Mác đã nêu lên nhiều tư tưởng có giá trị về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp; những tư tưởng đó là tiền đề cho sự ra đời lý luận của chủ nghĩa Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp sau này.

b) Quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản hiện nay về giai cấp và đấutranh giai cấp tranh giai cấp

Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin đã vạch ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, cũng như tính tất yếu của chuyên chính vô sản. Vì vậy, các đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản luôn luôn tìm cách phủ nhận học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp bằng những phương pháp và mức độ khác nhau.

Một số học giả tư sản phủ nhận hoàn toàn học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Họ cho rằng, C.Mác đã quá nhấn mạnh đến sự đối lập giữa tư sản và vô sản khi xây dựng học thuyết về giai cấp. Họ cho rằng, qui luật đấu tranh giai cấp không phải là qui luật phổ biến, qui luật chung cho mọi xã hội. Do vậy không thể áp dụng cho xã hội tư bản được.

- Ở Mỹ, có quan điểm cho rằng, lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể vận dụng vào nước Mỹ được, vì ở Mỹ quan hệ sở hữu đã thay đổi, không còn giai cấp vô sản nữa. Hơn nữa, hiện nay do kinh tế tri thức phát triển, sở hữu trí tuệ được đảm bảo, do vậy mọi người đều có sở hữu, đều tự do, bình đẳng. Sự phân biệt giai cấp trở nên vô nghĩa, mâu thuẫn giữa các giai cấp và đấu tranh giai cấp cũng không còn.

- Một số học giả tư sản khác cũng thừa nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, nhưng lại tìm cách bác bỏ quan niệm về giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lênin, bác bỏ cơ sở kinh tế của giai cấp và đấu tranh giai cấp mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã nêu ra. Họ giải thích nguồn gốc giai cấp từ cơ sở sinh học (những tố chất cấu tạo nên cơ thể, cấu trục hoàn thiện hoặc không hoàn thiện của cơ thể ...); số khác lại dựa vào các tiêu chí khác như trạng thái tâm lý,

khả năng trí tuệ, nghề nghiệp ... làm cơ sở để phân chia giai cấp; phần lớn các nhà kinh tế lại căn cứ vào thu nhập để phân biệt giai cấp.

- Tất cả quan điểm trên luôn phản bác lại chủ nghĩa Mác – Lênin, nhằm đối lập với lý luận mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng xuất hiện những quan điểm sai lầm về đấu tranh giai cấp.

- Những người theo quan điểm “hữu khuynh” tuy thừa nhận cơ sở kinh tế của giai cấp nhưng lại muốn dùng phương pháp cải lương để giải quyết mâu thuẫn giai cấp. Họ nhấn mạnh biện pháp đấu tranh kinh tế, nhấn mạnh mục tiêu kinh tế mà không chú ý đúng mức đến mục tiêu chính trị, lảng tránh cách mạng xã hội. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Bécxtanh (1850 – 1932), một trong những lãnh tụ của phái xã hội dân chủ cải lương Đức; là Cauxki (1854 – 1938). đảng viên đảng xã hội dân chủ Đức.

- Những người theo quan điểm “tả khuynh” đưa ra các khẩu hiệu cách mạng cực đoan để lợi dụng tình cảm của quần chúng nhân dân, che giấu bản chất chủ nghĩa cơ hội của mình. Họ tỏ ra chủ quan trong việc đánh giá các sự kiện và muốn bỏ qua các bước chế độ, đẩy phong trào đến chỗ phiêu lưu, mạo hiểm.

- Cả hai khuynh hướng trên đều trái với quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là những căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây nên thất bại cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, do vậy phải đấu tranh kiên quyết chống lại những khuynh hướng sai lầm đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w