I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
a) Quan điểm của các nhà tư tưởng trước Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp
1. Khái quát các quan điểm ngoài mácxít về giai cấp và đấu tranhgiai cấp giai cấp
a) Quan điểm của các nhà tư tưởng trước Mác về giai cấp và đấutranh giai cấp tranh giai cấp
Quan điểm của các nhà tư tưởng cổ đại
- Ở Trung Quốc, từ thiên niên kỷ II tr.CN đã hình thành xã hội nô lệ. Lịch sử xã hội chiếm hữu nô lệ Trung Quốc cổ đại là lịch sử đấu tranh tàn khốc giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội đã tạo điều kiện cho việc hình thành các trường phái tư tưởng chính trị khác nhau ra đời. Hệ tư tưởng của giới quý tộc chủ nô đã khẳng định tính chất thần thánh của quyền lực nhà vua và của giới quý tộc, theo đó, vua được coi là “Thiên tử” vâng lệnh của Trời để trị quốc; mặt khác, họ phân chia xã hội thành các hạng người: quân tử và tiểu nhân, trong đó người quân tử là người có quyền lực lớn, có nhân cách cao; còn kẻ tiểu nhân là người có địa vị và nhân cách thấp, phải phục tùng quyền lực của người quân tử. Giữa người quân tử và người tiểu nhân phải có sự cách biệt, nếu không thì xã hội sẽ loạn. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Khổng Tử – nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Trong khi đó, Lão Tử - nhà tư tưởng thế kỷ VI –V tr.CN lại có chủ trương bảo vệ lợi ích của những người nông dân bị phá sản chống lại quyền lực của vua chúa và quí tộc. Ông lên án chế độ thuế má nặng nề, sự áp bức, lộng hành của vua chúa, quí tộc. Ông so sánh sự đói nghèo của nhân dân lao động với sự xa hoa của bọn giàu có. Như vậy, Lão Tử đã nhìn thấy sự đối lập giữa quí tộc chủ nô với nô lệ, người dân lao động.
- Ở Ấn Độ cổ đại đã phân hóa và tồn tại rất dai dẳng bốn đẳng cấp lớn: Tăng lữ, quí tộc, bình dân tự do và tiện nô. Ngoài sự phân biệt đẳng cấp, xã hội Ấn Độ cổ đại còn có sự phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo. Chế độ đẳng cấp và những sự phân biệt này có ảnh hưởng tới quan hệ trong cuộc sống đòi hỏi mọi người dân phải tôn trọng.
- Ở Hy Lạp cổ đại, các nhà tư tưởng như Hêraclít, Đêmôcrít, Xôcrát, Platôn đều thừa nhận xã hội đã có sự phân chia thành các tầng lớp đối lập và
thường xuyên xung đột nhau. Chẳng hạn, trong lý luận về nhà nước lý tưởng, Platôn chia xã hội ra thành ba hạng người khác nhau: một là, các nhà triết học thông thái có địa vị cao nhất, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xã hội;
hai là, các chiến binh dũng cảm có địa vị thấp hơn, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ xã hội; ba là, những người nông dân và thợ thủ công có địa vị thấp nhất, thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất tạo ra của cải nuôi sống xã hội. Do xã hội cần phải duy trì các hạng người khác nhau, do đó không thể có sự bình đẳng cho mọi người. Công lý là ở chỗ mỗi hạng người phải sống đúng với tầng lớp của mình, phải biết phận của mình... Trong khi đó, Arixtốt lại cho rằng xã hội cần có một loại người cầm quyền, thống trị và một loại khác là kẻ bị trị và nô lệ.
- Như vậy, ngay từ thời cổ đại ở cả phương Đông lẫn phương Tây đều đã xuất hiện những tư tưởng phản ánh về sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên, những tư tưởng này còn đơn giản và chưa đưa ra được một định nghĩa khoa học về giai cấp, mà chỉ thừa nhận giai cấp là những loại người có quyền lực, có địa vị và chức năng khác nhau trong xã hội; mặt khác, các nhà tư tưởng cổ đại còn cho rằng nguồn gốc của sự phân chia thành những hạng người khác nhau là do tự nhiên (trời) qui định hoặc do thượng đế, thần thánh qui định, chưa thấy giai cấp có nguồn gốc từ đời sống kinh tế – xã hội, chưa thấy tính lịch sử của giai cấp.
Quan điểm của các nhà tư tưởng phương Tây thời kỳ chủ nghĩa tư bản hình thành
- Các nhà tư tưởng lớn như Tômát Morơ (1478 – 1535) của Anh, Tômađô Campanenla (1568 – 1639) của Italia, Rútxô (1712 – 1778) của Pháp đều nêu tư tưởng cho rằng giai cấp là những tầng lớp người có quyền lực, địa vị khác nhau trong xã hội; giai cấp và đấu tranh giai cấp, sự bất công, mất dân chủ trong xã hội có nguyên nhân khách quan từ trong sự phát triển kinh tế, trong hình thức sở hữu về tài sản. Tuy vậy, các nhà tư tưởng trong thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng nặng nề về quan điểm của cơ đốc giáo và vẫn đứng trên quan điểm tự nhiên thần luận về các quá trình lịch sử xã hội để giải thích vấn đề giai cấp. Điều đó cho thấy, họ chưa thật sự thấy được cơ sở kinh tế của giai cấp.
- Xanh Ximông (1760 – 1826) cho rằng, quyền sở hữu là cơ sở của kiến trúc xã hội; còn tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau của xã hội là chế độ sở hữu. Ông đã chia xã hội thành ba giai cấp: Các nhà khoa học, các chủ sở hữu và những người không có sở hữu. Và cho rằng đấu tranh giai cấp là đặc trưng của bất cứ xã hội nào có áp bức bóc lột, là cuộc đấu tranh giữa những người hữu sản với những người không có tài sản.
- Tuy nhiên, công lao lớn nhất trong việc phát hiện ra vấn đề giai cấp và