Khái quát các hình thức lịch sử của phép biện chứng

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 27 - 30)

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG & NỘI DUNG CƠ

b) Khái quát các hình thức lịch sử của phép biện chứng

Phép biện chứng chất phác

- Phép biện chứng chất phác xuất hiện trong nền triết học cổ đại; nó được hiểu như:

+ Cách nhìn nhận thế giới theo quan niệm nhân duyên, vô ngã, vô thường (Phật Thích Ca).

+ Đấu tranh - chuyển hóa của các mặt đối lập (Thuyết Am dương); Sự vận động của vạn vật theo quy luật tương sinh, quy luật tương khắc (Thuyết Ngũ hành).

+ Thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập; Sự vận động của vạn vật theo quy luật quân bình và quy luật phản phục (Lão Tử).

+ Nghệ thuật đàm thoại, nghệ thuật tranh luận sáng tạo, dắt dẫn linh hồn nhận thức đến với chân lý – thế giới ý niệm (Xôcrát - Platông).

+ Cách xem xét sự vật trong mối liên hệ, trong sự vận động, phát triển để nhận thức được cái lôgốt của sự vật hay bản tính của thế giới. “Không ai hai lần tắm trong cùng một dòng sông” (Hêraclít).

- Phép biện chứng chất phác mang tính tự phát và mộc mạc

+ Tính tự phát: Phép biện chứng chất phác mới chỉ là sự cảm nhận trực tiếp thế giới như một hệ thống chỉnh thể (mọi cái liên hệ, tác động lẫn nhau, luôn nằm trong quá trình sinh thành, biến hóa và diệt vong) mà chưa là hệ thống tri thức lý luận chặt chẽ, nhất quán về sự liên hệ, ràng buộc, về quá trình vận động, phát triển xảy ra trong thế giới.

+ Tính mộc mạc: Phép biện chứng chất phácmới chỉ là những suy luận, phỏng đoán của trực giác hay dựa trên kinh nghiệm đời thường mà chưa

được chứng minh bằng tri thức khoa học, nhưng về căn bản những luận điểm mà nó đưa ra là đúng.

+ Khi nhận định về phép biện chứng chất phác trong nền triết học cổ Hi Lạp, Ph.Angghen viết: “Những nhà triết học Hi Lạp đều là những nhà biện chứng tự phát bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng”1... “Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu”, và “nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hi Lạp, thì về toàn thể những người Hi Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình”2.

Phép biện chứng duy tâm

- Phép biện chứng duy tâm thể hiện trong triết học của Căntơ, triết học của Phíchtơ, triết học của Sêlinh, đặc biệt là trong triết học của Hêghen, tức trong nền triết học cổ điển Đức.

+ Trong triết học của Căntơ chứa đựng tư tưởng biện chứng về sự thống nhất (thâm nhập) của các mặt đối lập tạo thành động lực của sự vận động, phát triển.

+ Trong triết học của Phíchtơ chứa đựng tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, phát triển; và là bản tính của tư duy (tinh thần, nhận thức).

+ Trong triết học của Sêlinh chứa đựng tư tưởng biện chứng về mối liên hệ phổ biến; về sự đồng nhất, thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập (các lực lượng tinh thần đối lập) trong giới tự nhiên.

+ Trong triết học của Hêghen chứa đựng tư tưởng biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của cái tinh thần. Phép biện chứng Hêghen là hệ thống lý luận về quá trình tự vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối [Ý niệm tuyệt đối tự vận động trong chính nó (tư duy thuần túy), rồi nó tự tha hoá để biến nó thành cái khác nó (giới tự nhiên), sau đó, nó tự khắc phục sự tha hóa đó để quay về với nó trong tinh thần tuyệt đối (xã hội)]. Phép biện chứng Hêghen bao gồm: Một là, lý luận về tồn tại (cái bên ngoài, trực tiếp của ý niệm tuyệt đối, có thể nhận biết bằng cảm tính) thể hiện qua các phạm trù: chất, lượng, độ; Hai là, lý luận về bản chất (cái bên trong, gián tiếp, đầy sự đối lập, mâu thuẫn của ý niệm tuyệt đối, chỉ nhận biết bằng lý tính) thể hiện qua các phạm trù: hiện tượng – bản chất, ngẫu 1C.Mác và Ph.Angghen: Toàn tập, T.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.34.

nhiên – tất nhiên, nội dung – hình thức,...; Ba là, lý luận về khái niệm (sự thống nhất giữa tồn tại và bản chất) thể hiện qua các phạm trù: cái đơn nhất – cái đặc thù – cái phổ biến, cái trừu tượng – cái cụ thể,…

- Phép biện chứng duy tâm là phép biện chứng tư duy, là phép biện chứng của khái niệm; nó mang tính tư biện, thần bí.

+ Phép biện chứng duy tâm là một hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên hệ và sự vận động, phát triển diễn ra trong thế giới tinh thần. Nó vừa là một hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển vừa là một phương pháp tư duy triết học phổ biến. Phép biện chứng duy tâm đã hoàn thành cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng đó xảy ra ở tận trên trời, chứ không phải xảy ra dưới trần gian, trong cuộc sống hiện thực, do đó nó “không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc”1.

+ Theo V.I.Lênin, những kết luận của phép biện chứng duy tâm trong nền triết học cổ điển Đức là những phỏng đoán tài tình về “biện chứng của sự vật trong biện chứng của khái niệm”2.

+ “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”3.

Phép biện chứng duy vật

- C.Mác và Ph.Angghen cải tạo “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng duy tâm Hêghen theo tinh thần triết học duy vật của Phoiơbắc, xây dựng phép biện chứng duy vật.

+ “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”4; “Phép biện chứng … là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”5.

+ “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối 1C.Mác và Ph.Angghen: Toàn tập, T.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.41.

2V.I.Lênin: Toàn tập, T.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 2005, tr.209.

3C.Mác và Ph.Angghen: Toàn tập, T.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.494.

4C.Mác và Ph.Angghen: Toàn tập, T.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.455.

của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”1.

+ Phép biện chứng duy vật bao gồm phép biện chứng khách quan và phép biện chứng chủ quan. “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là sự phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia”2.

+ Phép biện chứng duy vật vừa là thế giới quan duy vật biện chứng vừa là phương pháp luận biện chứng duy vật, vừa là lôgích biện chứng vừa là nhận thức luận biện chứng duy vật. Về điều này, V.I.Lênin nhận xét như sau: “Mác không để lại cho chúng ta “lôgíc học” (với chữ L viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgích của “Tư bản”, và cần phải tận dụng đầy đủ nhất lôgích đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong “ bản”, Mác áp dụng lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức (không cần ba từ: đó là cùng một cái duy nhất) của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất”3.

- Là đỉnh cao của tư duy nhân lọai, phép biện chứng duy vật mang tính tự giác, tính khoa học và tính cách mạng triệt để. Nó được thể hiện trong một hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên hệ và sự vận động, phát triển xảy ra trong thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy con người).

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w