Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 80 - 82)

I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ–XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ

b) Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

- Kết cấu của một cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thủy, bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, cũng như quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế – xã hội.

- Cơ sở hạ tầng của một xã hội luôn được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xả hội đó. Nếu xét sự tồn tại của quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất thì nó chính là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu xét quan hệ sản xuất trong tổng thể các quan hệ xã hội khác thì nó lại trở thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức cơ sở hiện thực, trên đó hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng.

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ các quan điểm: chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo…cùng với những thiết chế xã hội tưong

ứng như: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các tổ chức xã hội khác được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

- Kết cấu của kiến trúc thượng bao gồm nhiều yếu tố, trong đó, mỗi yếu tố đều có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng. Trong quan hệ với cơ sở hạ tầng, một mặt, tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng song mặt khác, mỗi một yếu tố lại có một quan hệ cụ thể với cơ sở hạ tầng này. Những yếu tố như chính trị, pháp quyền có quan hệ trực tiếp, còn các yếu tố như: triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ có quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng.

- Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng luôn mang tính giai cấp, thể hiện một cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng mà trong đó đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị – tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong kiến trúc thượng tầng, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi vì, nó không chỉ tiêu biểu cho chế độ chính trị của xã hội cụ thể mà hơn nữa, nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới có thể thực hiện được sự thống trị của mình đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế – xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng; song kiến trúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng.

- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng biểu hiện:

+ Thứ nhất, mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Trong đó, tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế thì cũng giữ địa vị thống trị về mặt chính trị và tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế, xét tới cùng, quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Cuộc đấu tranh về chính trị, tư tưởng là biểu hiện của sự đối kháng trong kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, bị cơ sơ sở hạ tầng quyết định.

+ Thứ hai, khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay thế giữa các hình thái kinh tế – xã hội mà còn diễn ra trong từng hình thái kinh tế – xã hội. Mặt khác, trong một hình thái kinh tế – xã hội, có những yếu tố thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của cơ sở hạ tầng, nhưng cũng có yếu tố thay đổi chậm hơn. Đặc biệt, trong

xã hội có giai cấp, sự thay đổi căn bản kiến trúc thượng tầng phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

- Bản thân kiến trúc thượng tầng lại có tính độc lập tương đối trong sự vận động, phát triển và có sự tác động trở lại cơ sỏ hạ tầng. Trong sự tác động này, mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều tác đống đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên sự tác động của chúng là khác nhau. Đặc biệt, trong xã hội có giai cấp, nhà nước là nhân tố tác động mạnh nhất đến cơ sở hạ tầng, bởi vì nó chính là bộ máy quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế. Dù sự tác động của các yếu tố kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra với những xu hướng khác nhau; nhưng chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng thống trị là duy trì, bảo vệ và củng cố cơ sở hạ tầng sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu cơ sở hạ tầng. Do vậy, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng cũng diễn ra theo hai hướng:

+ Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó trở thành động lực thúc đẩy kinh tế phát triển;

+ Nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, thì nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, cũng như kìm hãm tiến bộ xã hội. Tuy nhiên , trong trường hợp này, do tính quyết định cuối cùng vẫn thuộc về cơ sở hạ tầng, cho nên, sớm muộn, bằng cách này hay cách khác cũng xuất hiện sự thay thế kiến trúc thượng lạc hậu đó bằng một kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinh tế tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w