Vấn đề dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc trong thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 113 - 115)

II. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG

c) Vấn đề dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc trong thời đại ngày nay

nay

 Thời đại ngày nay có nhiều biến đổi ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc – giai cấp. Đó là:

- Khoa học – công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ tạo bước nhảy vọt lớn về chất của lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh chóng quá trình xã hội

hóa, quốc tế hóa các kết cấu giai cấp, các quan hệ giai cấp – dân tộc – nhân loại.

- Sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu làm thay đổi căn bản cán cân lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản tạm thời ở thế có lợi, ưu thế hơn chủ nghĩa xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội bị suy yếu nhưng không bị tiêu diệt mà có điều kiện, khả năng đổi mới và phát triển.

- Các quốc gia dân tộc hiện đại đều trở thành yếu tố thị trường thế giới thống nhất và duy nhất. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế toàn cầu hiện nay là cơ cấu tư bản chủ nghĩa, do vậy lực lượng chi phối cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay là các cường quốc, các trung tâm tư bản lớn, các công ty xuyên quốc gia.  Những biến đổi trên đây không làm mất tính chất thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà chỉ làm cho những mâu thuẫn của thời đại có những biểu hiện mới gay gắt hơn. Điều đó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề dân tộc và quan hệ giữa dân tộc với giai cấp trong thời đại.

- Nội dung vấn đề giai cấp hiện nay quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân tộc độc lập, thực chất là đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, của các tập đoàn tư bản lớn. Ngược lại vấn đề dân tộc, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, phong trào giải phóng dân tộc tác động mạnh mẽ đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới, vì sự nghiệp giải phóng người lao động, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Trong thời đại ngày nay, vai trò nhân tố dân tộc trong sự nghiệp phát triển xã hội nói chung và trong quan hệ với vấn đề giai cấp, vận động theo hai hướng:

+ Một là, xu hướng giảm tương đối vai trò nhân tố dân tộc và sự khác biệt giữa các dân tộc, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, sự giao lưu giữa các dân tộc. Mặt tích cực của xu hướng này là mở rộng sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, thúc đẩy sự hỗ trợ nhau phát triển; còn mặt tiêu cực của nó là tư tưởng coi thường bản sắc văn hóa dân tộc, xem thường yêu cầu độc lập, chủ quyền dân tộc và trong điều kiện hiện nay dễ dàng áp đặt “giá trị phương Tây” lên các dân tộc khác.

+ Hai là, xu hướng khẳng định và tăng cường nhân tố dân tộc, bản sắc của các dân tộc. Mặt tích cực của xu hướng này là coi trọng độc lập dân tộc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển, thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước; còn mặt tiêu cực của nó là dễ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực

đoan, chủ nghĩa bài ngoại ... Do vậy, cần khẳng định mặt tích cực và đấu tranh chống lại các yếu tố tiêu cực trong cả hai xu hướng trên.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có nhiều biểu hiện phức tạp. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ này. các đảng của giai cấp công nhân cần nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu rõ xu hướng vận động của nhân tố dân tộc trong sự phát triển xã hội để vận dụng vào điều kiện cụ thể cho thích hợp, bảo vệ lợi ích chân chính của dân tộc và của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học ppsx (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w