- Anh chết, muốn sống thú thực với ta, rồi ta trình lên cụ lớn ngài liệu cho.(2)
a. Đặt câu hỏi phù hợp với thông tin cho trước
다음의 답을 얻기 위해 어떻게 말해야 돼요? Để có lời đáp sau, phải nói thế nào?
Vd: 저는 올해 열 아홉살입니다. – Năm nay tôi mười chín tuổi. Ta có: - 올해 몇
(살)이에요?- Năm nay (bạn) bao nhiêu (tuổi)?/나이가 어때요?- Tuổi (bạn) thế nào?
Tương tự, với: 내 취미는 사진을 찍는 것입니다- Sở thích của tôi là chụp ảnh. Ta có: 취미가 뭐예요?-Sở thích (của bạn) là gì?/무엇을 좋아해요?- (Bạn) thích gì?
hay: - 시간이 있으면 뭘 해요?- Nếu có thời gian (bạn) làm gì?...
b. Rèn sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi để có được thông tin yêu cầu được thông tin yêu cầu
Người dạy có thể đưa ra các yêu cầu: 1) 어떤 사람의 나이를알아보려면 어떻게 말해야해요? Muốn biết tuổi của ai đó phải nói thế nào?; 2) 어떤 사람의취미를알 아보려면 어떻게 말해야 해요? Muốn biết sở thích của ai đó phải nói thế nào?... Đây là mô hình hướng tới mục đích nâng cao năng lực sử dụng các PTNN đa dạng để nhận thông tin cần biết muốn biết của người học. Mô hình này không bị giới hạn bởi lời đáp nên người học có thể đặt nhiều câu hỏi hơn so với mô hình cho trước lờ đáp-yêu cầu đặt câu hỏi tương ứng.
Trước hết, cá nhân người học vận dụng vốn tri thức về ngôn ngữ tiếng Hàn, viết ra tất cả các khả năng/ phương án hỏi để có thể nhận được thông tin yêu cầu (chưa đặt trong một tình huống giao tiếp cụ thể nào). Tiếp đó, người dạy có thể tạo thành
cặp/ nhóm để người học bổ sung, hoàn thiện bài tập. Vd: Với yêu cầu어떤 사람의 나이를 알아보려면 어떻게 말해야 해요?-Muốn biết tuổi của ai đó cần phải nói thế nào?, với người ngang hàng hoặc người dưới, có thể nói: 올해 몇 살이에요?-Năm nay (bạn) bao nhiêu tuổi?/ - 올해 몇 살이냐?-Mấy tuổi rồi?. Tuy nhiên, với người có
tuổi hơn bố mẹ mình thì phải nói: - 올해 연세가 어떻게 되세요? -Năm nay, niên tuế (bác) thế nào rồi ạ?=Năm nay, bác bao nhiêu tuổi rồi ạ?/ 실례하지만 올해 연세가 어떻게 되는지를 여쭈어 봐도 될까요? Xin lỗi, nhưng cháu hỏi bác năm nay bao nhiêu tuổi có được không ạ?...
Tiếp đó, người dạy có thể đưa ra một tình huống cụ thể cho mỗi cặp, yêu cầu tiến hành hội thoại tự nhiên để có thể đạt được mục đích giao tiếp (người học phải chú ý đến các yếu tố ngữ dụng-thông tin về địa điểm, thời gian, các đặc điểm về tuổi tác, vị thế của đối tượng giao tiếp…khi giao tiếp). Cần hướng dẫn người học sử dụng kết hợp lời chào hỏi, mào đầu, thăm dò, dẫn dắt…ở mở thoại nhằm gây thiện cảm và cám ơn, hứa hẹn…ở kết thoại một cách khéo léo nhằm tăng hiệu quả giao tiếp.
c. Rèn thực hiện hành động hỏi-đáp/ trả lời về nội dung văn bản đọc/ nghe
Kĩ năng nghe và đọc được dùng làm kênh tiếp nhận, kĩ năng nói và viết để biểu đạt và phản hồi. Qua đó, người dạy đánh giá mức độ tiếp nhận và chuyển đạt thông tin của người học. Kĩ năng hỏi-trả lời về nội dung cụ thể và khái quát được rèn kết hợp nhằm nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, liên tưởng, đánh giá cho người học.
1) Rèn hỏi-đáp qua hoạt động bút ngữ
Người dạy chọn bài đọc có độ dài và độ khó thích hợp kèm theo hệ thống câu hỏi để hiểu nội dung, yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi. Chọn bài nghe có độ khó thích hợp, yêu cầu trả lời vào phiếu câu hỏi cho trước về nội dung bài nghe. Qui định thời gian phù hợp và có thể triển khai linh hoạt các hoạt động cá nhân hoặc cặp/ nhóm.
2) Rèn hỏi-đáp qua hoạt động khẩu ngữ
Với mô hình này, có khả năng thiết kế nhiều hoạt động đa dạng hơn. Giáo viên
hiện HĐH yêu cầu CCTT về văn bản. Có thể tiến hành hoạt động tương tác theo cặp/nhóm hay hoạt động cá nhân độc lập, riêng lẻ. Thời gian làm việc với văn bản tùy theo độ khó và yêu cầu của giáo viên. Cần gợi mở để người học phát huy tính linh hoạt, sáng tạo, mở rộng liên hệ với bản thân hoặc thực tiễn cuộc sống.
Các hoạt động theo mô hình trên giúp người học có cái nhìn tổng quát về cách phân tích, khai thác nội dung và lập câu hỏi về văn bản được chọn. Tiếp đó, các cặp/ nhóm người học luân phiên thực hiện các cặp trao đáp hỏi-trả lời/đáp nhằm duy trì liên tương tác hội thoại. Lúc này, giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ để điều chỉnh quá trình diễn ra các hoạt động tương tác ngôn ngữ.
Ở giai đoạn nâng cao: Cho sinh viên hỏi-đáp về nội dung văn bản (có mở rộng) đã đọc hoặc nghe theo cặp tạo thành đoạn thoại giao tiếp tự nhiên. Để rèn bản lĩnh, tự tin cho sinh viên, nên thường xuyên cho các em đứng trước lớp đối thoại theo tình huống giao tiếp của nhóm mình.
4.3.2.4. Một vài lưu ý
a. Cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện về tri thức nền liên quan (khái niệm thuật ngữ HĐH, PTNN thực hiện HĐH, các tiêu chí nhận diện HĐNT...), kĩ năng (xác lập BTH theo các cấu trúc ngữ pháp tương ứng với trình độ, kĩ năng kiểm định TNV, nhận diện HĐH trong hoạt động tương tác...) quán triệt tư tưởng, chuẩn bị tâm lí cho người học trước khi áp dụng mô hình ứng dụng.
b. Khi lựa chọn kĩ năng và quyết định thời lượng thời gian rèn kĩ năng thực hiện HĐH-trả lời trong hoạt động dạy-học, cần chú ý đến đặc trưng của giờ học thực hành tiếng (theo từng kĩ năng hay tổng hợp), đặc trưng người học để điều chỉnh các hoạt động cá nhân và nhóm, hoạt động nói hay viết cho thích hợp...
c. Tăng cường các hoạt động cá nhân (đặt câu hỏi/ lập hội thoại theo yêu cầu CCTT) để người học tự học, chuẩn bị các điều kiện cần thiết ở nhà, triệt để khai thác thời gian trên lớp cho các hoạt động tương tác và đánh giá, điều chỉnh, sáng tạo.
d. Hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về mục đích, yêu cầu, phương pháp thực hiện, tiêu chí và cách thức đánh giá quá trình và sản phẩm (viết/ nói) của thực hiện HĐH-trả lời CCTT cho người học trước khi triển khai các hoạt động học tập.
e. Trong quá trình thực hiện, giáo viên là “nhạc trưởng”, người quan sát, người hỗ trợ, cố vấn. Vì vậy, người dạy cần khuyến khích, động viên đồng thời chỉ ra những sai sót về nhận diện và sử dụng các PTNN để thực hiện chính xác các HĐNT nói chung và HĐH nói riêng, phản ứng hồi đáp (bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, CCTT hay không CCTT, CCTT trực tiếp hay gián tiếp, mức độ CCTT…); kịp thời điều chỉnh, đưa ra những giải pháp cụ thể để sinh viên sửa chữa, khắc phục.
g. Người dạy cần phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên, hình thành sự tự tin, ý thức tự giác trong sinh viên; không ngừng quan sát, nhận phản hồi từ người học để kịp thời điều chỉnh, nhằm hoàn thiện mô hình và phương thức rèn tập, nâng cao hiệu quả dạy-học.
Như vậy, các kĩ năng thực hiện HĐH-hồi đáp về nội dung văn bản nói/viết được đề cập với các hoạt động đa dạng gắn với thực tiễn dạy-học. Việc thiết kế các mô hình hoạt động rèn thực hiện HĐH trong các giờ kĩ năng thực hành tiếng là cần thiết và cần nghiên cứu cụ thể tùy theo đặc trưng riêng của mỗi loại hình.
4.3.3. Hướng phân bố nội dung giảng dạy hành động hỏi-trả lời
Căn cứ vào cơ sở lí thuyết và thực tiễn, nguyên lí thiết kế...chúng tôi đề xuất hướng phân bố nội dung giảng dạy HĐH theo các cấp học như sau:
4.3.3.1. Trình độ sơ cấp
Trình độ sơ cấp bắt đầu bằng các khuôn hỏi của BTH thực hiện HĐH trực tiếp (gồm: giải thích, lựa chọn, xác nhận, phán định) với độ khó thấp và vừa phải-tương ứng với các nội dung/ chủ đề và dạng thức cú pháp đơn giản, ngữ nghĩa-ngữ dụng không phức tạp phù hợp với các tình huống giao tiếp đơn giản, hàng ngày.
4.3.3.2. Trình độ trung cấp
Các khuôn hỏi của BTH thực hiện HĐH trực tiếp với độ khó được nâng cao tương ứng với chủ đề và dạng thức cú pháp, ngữ nghĩa ngữ dụng phức tạp, đa tầng hơn. Có thể bắt đầu kết hợp giảng dạy các BTH thực hiện HĐH gián tiếp và một số mô hình kết hợp đơn giản; chú ý yếu tố văn hóa, kĩ năng giao tiếp xã hội.
Ở trình độ cao cấp: i) Cần củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở bậc trung cấp; ii) Đưa thêm một số dạng thức phức tạp, đa dạng và nhiều tầng về cú pháp và ngữ nghĩa-ngữ dụng; iii) Rèn kĩ năng nhận diện và thực hiện HĐNT trực tiếp và gián tiếp của kết cấu hỏi (và các kết cấu khác) trong các ngữ cảnh cụ thể, sát thực tế giao tiếp xã hội và môi trường công sở; iv) Chú ý yếu tố văn hóa dân tộc, văn hóa doanh nghiệp, các qui tắc giao tiếp liên văn hóa....
Mô hình ứng dụng vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện song song với quá trình ứng dụng vào thực tiễn dạy-học tiếng Hàn và đạt được một số kết quả ban đầu khá khả quan. Các hoạt động cá nhân trong thực hiện HĐH (đặt câu hỏi-trả lời về nội dung văn bản viết, trả lời các câu hỏi cho trước sau khi nghe một văn bản...) rèn cho người học ý thức tự giác, tinh thần chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hoạt động nhóm trong thực hiện HĐH (cùng chuẩn bị và thực hiện hỏi-đáp về nội dung văn bản đọc/ nghe, hội thoại để giải quyết vấn đề trong một tình huống cho trước, hỏi-đáp để yêu cầu và cung cấp thông tin...) rèn cho người học sự tự tin, nâng cao phản xạ, phát triển kĩ năng ứng xử trong tương tác bằng ngoại ngữ.
Trong quá trình ứng dụng, có một số vấn đề tồn tại chưa phù hợp với yêu cầu dạy- học theo quan điểm giao tiếp. Để quá trình ứng dụng đạt hiệu quả, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc: i) Biên soạn giáo trình theo quan điểm giao tiếp cho sinh viên Việt Nam, ii) Nâng cao ý thức tích cực chủ động trong dạy-học của giảng viên và sinh viên; iii) Cải tiến, kiện toàn cơ cấu lớp học, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo...
4.4. Tiểu kết chương 4
Mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu là cầu nối để đưa khoa học đến với đời sống thực tiễn. Mô hình gợi ý đề xuất trong luận án ứng dụng kết quả nghiên cứu về HĐH vào thực tiễn dạy-học tiếng Hàn cho sinh viên chính qui hệ 4 năm Việt Nam. Có thể tóm lược kết quả nghiên cứu chính trong thiết kế mô hình ứng dụng như sau:
(1) Mô hình được thiết kế dựa trên cơ sở lí luận dạy-học và điều kiện thực tiễn. Mục đích và mục tiêu cụ thể của mô hình ứng dụng được xác định rõ. Nguyên lí thiết kế nhằm đảm bảo tính hệ thống, thực dụng và tính dân tộc của nội dung giảng dạy; phù hợp với giai đoạn học tập và phát triển nhận thức, chú trọng rèn ý thức tự giác, tích cực, độc lập và kĩ năng làm việc nhóm.
(2) Các điều kiện chuẩn bị cho tiến hành các hoạt động dạy-học ứng dụng phương thức rèn kĩ năng thực hiện HĐH theo mô hình gợi ý ứng dụng gồm có: i) Nâng cao hiểu biết về HĐH và các nhóm PTNN; ii) Phát triển năng lực nhận diện và thực hiện HĐNT trong giao tiếp tương tác ngôn ngữ
(3) Phương thức rèn kĩ năng thực hiện HĐH trong giờ học theo các kĩ năng thực hành giao tiếp ngôn ngữ gồm có: i) Rèn thực hiện HĐH theo loại hình PTNN; ii) Rèn thực hiện hỏi-đáp về ý nghĩa của từ; iii) Rèn hình thành đối thoại bằng hỏi-đáp. (4) Đề xuất hướng phân bố nội dung dạy HĐH theo cấp học dựa vào độ khó-dễ trong nhận thức, mức độ phức tạp-đơn giản trong nghĩa ngữ dụng của các PTNN thực hiện HĐH, đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện HĐH…
Kết quả ban đầu của ứng dụng mô hình cho thấy các dấu hiệu tương đối khả quan trong dạy-học tiếng Hàn thông qua các hoạt động cá nhân và nhóm. Tuy nhiên, để mô hình ứng dụng mang lại hiệu quả thực tiễn cao hơn, cần đầu tư thêm nhiều thời gian và tâm sức để tiếp tục hoàn thiện mô hình, kịp thời điều chỉnh các phương thức rèn kĩ năng trong quá trình triển khai ứng dụng…
KẾT LUẬN
Luận án cung cấp một bức tranh về hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt) với cơ sở lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại, ứng dụng vào dạy-học tiếng Hàn37. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể tóm lược như sau:
1. Luận án sử dụng thuật ngữ 질문행위-hành động hỏi với tư cách là “hành động
ngôn từ yêu cầu cung cấp (giải thích, lựa chọn, phán định, xác nhận) thông tin, đáp ứng nhu cầu nhận thức”. Trên cơ sở vận dụng thành tựu nghiên cứu về tính nghi
vấn (trong lí thuyết hành động ngôn từ) của các nhà Hàn ngữ vào nghiên cứu hành động hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt, luận án đã: i) Xác định hệ thống thuật ngữ liên quan đến hành động hỏi tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên hành động ngôn từ mà các phương tiện ngôn ngữ hướng tới thực hiện, khắc phục được sự thiếu nhất quán trong tiêu chí định danh hành động hỏi và phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi để sử dụng trong luận án; ii) Xác lập qui trình và thao tác nhận diện hành động hỏi dựa trên 4 tiêu chí kiểm định tính nghi vấn, tạo căn cứ tin cậy cho việc nhận diện hành động hỏi, thống kê, phân tích và tổng hợp các nhóm phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi.
2. Vận dụng lí luận hội thoại, luận án phân tích mối liên hệ chặt chẽ của các đơn vị hội thoại, các qui tắc hội thoại với nghiên cứu hành động hỏi trên tư liệu hội thoại. Kết quả phân tích tư liệu cho thấy: Độ tường minh của tiền giả định trong biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến vận động hội thoại và cấu trúc đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời. Vận động hội thoại diễn tiến thuận lợi khi tiền giả định tường minh. Điều này thể hiện rõ qua phân tích trường hợp với 3 dạng cấu trúc đoạn thoại (đoạn thoại chứa một tham thoại, đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời tối thiểu, đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời mở rộng). Cấu trúc của đoạn thoại chứa biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp có tiền giả định thiếu tường minh xuất hiện phản ứng bằng lời hoặc phi lời yêu cầu tường minh hóa tiền giả định. Sau khi tiền giả định được tường minh hóa (bằng biểu