7 Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [29] sử dụng thuật ngữ “phát ngôn ngôn hành tường minh” và “phát ngôn ngôn hành nguyên cấp”. Ông nhấn mạnh: “Thực tế, trong định nghĩa về phát ngôn ngôn hành tường minh, không hành nguyên cấp”. Ông nhấn mạnh: “Thực tế, trong định nghĩa về phát ngôn ngôn hành tường minh, không
hành “hỏi” có hiệu lực ở lời mạnh tạo áp lực lớn cho người tiếp nhận hơn một BTH thực hiện HĐH trực tiếp nguyên cấp8. BTH thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu CCTT đáp ứng nhu cầu nhận thức được xác định gồm: BTH thực hiện HĐH yêu cầu giải thích설명(형)질문(수행)표현(식); BTH thực hiện HĐH yêu cầu phán định-판정 (형) 질문 (수행) 표현(식), BTH thực hiện HĐH yêu cầu xác nhận-확인(형) 질문(수 행) 표현(식); BTH thực hiện HĐH yêu cầu lựa chọn-선택/ (형) 질문 (수행)표현(식). (Gọi tắt là: BTH giải thích/ phán định/ lựa chọn/ xác nhận).
b) Về thuật ngữ “indirect performative expression”
Như đã đề cập, biểu thức ngôn hành gián tiếp (indirect performative expression- 간접화행 표현(식)) không có kết cấu đặc trưng của phát ngôn ngôn hành đó nhưng lại thực hiện HĐNT tương ứng một cách gián tiếp. BTH thực hiện HĐH gián tiếp không có kết cấu hỏi nhưng thực hiện HĐH yêu cầu CCTT. Dựa vào kết quả khảo sát, nhận diện, chúng tôi chia các BTH thực hiện HĐH gián tiếp thành hai tiểu nhóm sau: i) BTH thực hiện HĐH gián tiếp lược thành phần nghi vấn (Tôi muốn
gửi thư đi Hàn Quốc (…?); ii) BTH thực hiện HĐH gián tiếp có động từ (V)/ tổ hợp
từ yêu cầu CCTT tường minh và hàm ẩn (Tôi muốn biết về khí hậu của Hàn Quốc”9.
2) Mô hình kết hợp các biểu thức hỏi
Kết quả khảo sát tách ra các mô hình kết hợp BTH thực hiện HĐH trực tiếp và gián tiếp. Dựa vào kiểu kết hợp, chúng tôi phân làm hai nhóm sau:
a) Các BTH thực hiện HĐH trực tiếp và BTH thực hiện HĐH gián tiếp kết hợp theo mối liên hệ bên ngoài của BTH (Hãy nói thật đi! Tại sao hôm qua anh không đến?), chúng tôi tạm gọi là “mô hình kết hợp ngoại vi đa biểu thức”.
hề có những đặt định nào cho rằng các động từ ngôn hành là dấu hiệu tường minh duy nhất.” [tr.55]
8 Austin gọi các biểu thức có động từ ngôn hành là BTH tường minh (explicit). (“Tôi hỏi mai anh có đi không?”), gọi các biểu thức có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngôn hành là BTH nguyên cấp không?”), gọi các biểu thức có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngôn hành là BTH nguyên cấp (primary) hay BTH hàm ẩn (implicit). (“Mai anh có đi không?”) [dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr.454-455],
9 Theo tác giả Lee Jang Deuk [99], HĐH gián tiếp thực hiện bởi các biểu thức chứa 화행동사-động từ ngôn hành (vd: 대답하다-trả lời, 말하다-nói...). Xét thấy sử dụng thuật ngữ động từ ngôn hành ở đây là chưa hành (vd: 대답하다-trả lời, 말하다-nói...). Xét thấy sử dụng thuật ngữ động từ ngôn hành ở đây là chưa chính xác, chúng tôi gọi các động từ trên là “động từ yêu cầu cung cấp thông tin”.
b) Một BTH có kết cấu hỏi thực hiện hơn một HĐNT (hai HĐH hay một HĐH và một HĐNT gián tiếp) (Giáo sư có thể giải thích kĩ hơn về phép kính ngữ trong tiếng
Hàn không ạ?), chúng tôi tạm gọi là “mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức”. 3) Về các khái niệm/ thuật ngữ phương tiện ngôn ngữ của hành động hỏi
Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi xác lập 3 nhóm PTNN thực hiện HĐH sau10: a) Các BTH mang kết cấu hỏi thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu giải thích/ lựa chọn/ xác nhận/ phán định về thông tin chưa biết cần biết;
b) Các BTH lược thành phần nghi vấn, BTH chứa V/ tổ hợp từ yêu cầu CCTT (tường minh hay hàm ẩn) thực hiện HĐH gián tiếp;
c) Các mô hình kết hợp ngoại vi đa biểu thức (giữa BTH kết cấu hỏi và BTH không có hình thái kết cấu hỏi) thực hiện HĐH phức, mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức (một BTH có kết cấu hỏi) thực hiện HĐH kép hoặc HĐNT kép (HĐH trực tiếp+HĐNT gián tiếp của phát ngôn hỏi).
Hệ thống thuật ngữ trên có thể tồn tại ít nhiều hạn chế nhưng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nghiên cứu “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)”.
4) Về các từ/ ngữ/ biểu thức đi kèm biểu thức hỏi
a) Hô ngữ: Hô ngữ đứng trước BTH (hiếm khi đứng sau BTH) và có chức năng tạo sự chú ý. Tước vị, tên, đại từ, từ hô gọi, những từ gây phản cảm…hoặc những diễn đạt như “xin lỗi”… đều có thể làm hô ngữ.
b) Các biểu thức rào đón đi kèm: Các biểu thức đi kèm (hay biểu thức rào đón) có thể đứng trước hoặc sau BTH và có khả năng thực hiện các chức năng sau:
(1) Cung cấp, bổ sung thông tin làm rõ thêm TGĐ hay giới hạn phạm vi yêu cầu
CCTT (Vd:자리는 어디가 좋으세요? 지금 여기 제일 앞 자리하고 제일 뒷줄의 구석
자리가 남아 있어요.-Anh thích chỗ nào? Giờ chỉ còn chỗ ở trên cùng và góc dưới cùng thôi ạ <HTHVH2, tr 83> )…
(2) Giảm nguy cơ đe dọa thể diện cho đối tượng được yêu cầu CCTT bằng cách: chào hỏi (대수씨, 오래간만이에요. 어디 가세요?-Daesu, lâu lắm mới gặp. Cậu đi
đâu thế? <TH2, VCHGDQT,tr.48>, chuẩn bị tâm lí (얼굴이 안 좋아요. 어디가 아파 요? Sắc mặt cậu không tốt lắm. Cậu ốm à?),tỏ ra áy náy hoặc tìm sự cảm thông, độ lượng của Sp2 vì sự nhạy cảm của thông tin định yêu cầu Sp2 cung cấp (Em hỏi điều này có gì không phải chị bỏ quá cho em nhé. Tại sao chị cứ nhất định đòi li hôn với anh ấy?)…
(3) Tăng áp lực yêu cầu CCTT bằng các biểu thức đi kèm mang tính chất thúc giục (어서 해보게! 대체 뭐야?- Nói mau đi! Rốt cuộc là gì hả? <MND, 44-30>, chất
vấn (Sera: (vặn hỏi) 결국엔 오빠가 결혼해 주겠다고 했잖아요! 근데 왜 떠났어요?
-Cuối cùng thì anh ấy cũng bảo là sẽ lấy cô mà! Nhưng tại sao cô lại bỏ đi?
<MND, 36-27>), phê phán (Thật quá đáng! Tại sao anh lại đánh nó chứ?)…. 1.2.3. Nhận diện hành động hỏi
1.2.3.1. Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời của hành động hỏi
Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn đánh dấu các biểu thức ngôn hành là “illocutionary force indicating devices-IFIDs”. Thuật ngữ này được các nhà Việt ngữ chuyển dịch là “các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời” hay “dấu hiệu ngữ vi”, “dấu hiệu ngôn hành”...Để nhận diện HĐH, cần xác định rõ đặc trưng hình thái-cấu trúc và giá trị ngôn trung của BTH trong hành chức, xem xét HĐNT trong quan hệ với hồi đáp, các yếu tố ngữ dụng-tình thái. Chúng tôi tổng hợp các dấu hiệu ngôn hành của HĐH theo 2 nhóm PTNN thực hiện HĐH trực tiếp và HĐH gián tiếp.
a. Với các biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp
Tham khảo các nghiên cứu liên quan, chúng tôi tổng hợp thành 5 dấu hiệu ngôn hành của BTH thực hiện HĐH trực tiếp như sau:
1) Kết cấu hỏi kết thúc bằng dấu hỏi (?)
2) Xuất hiện từ /cặp từ hỏi: Từ hỏi trong tiếng Hàn và chuyển dịch tương đương
sang tiếng Việt: 무엇-cái gì, 무슨 -nào, 누구-ai, 어디-ở đâu, 언제-khi nào/ bao giờ,
như thế nào, 어느-nào, 왜-tại sao...Tiếng Việt còn có các cặp từ hỏi: có...không, đã...chưa, có phải ...không?…
3) Xuất hiện các tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi/ đuôi câu hỏi: Tiếng Hàn có
các đuôi câu hỏi: -(으]ㅂ/습니까? –아/어/여 요?/ -나요?/ -니? -냐?...). Tiếng Việt có các tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi: …à?,… hả?,…sao?,…nhỉ?,… nhé?...
4) Có V ngôn hành “hỏi” trong BTH. Về V ngôn hành, tác giả Cao Xuân Hạo
[26, tr.227-228] cho rằng: Một động từ được gọi là ngôn hành chỉ có tính chất ngôn hành khi thỏa mãn các điều kiện sau: i) Chủ ngữ (có thể ẩn) của động từ ở ngôi thứ nhất; ii) Động từ được dùng ở thì hiện tại của thức chỉ định trong mệnh đề chính của câu; iii) Ý nghĩa ngôn hành chỉ thật minh bạch khi nào động từ hữu quan có một bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận cái hành động ngôn hành được biểu thị (thường là ngôi thứ 2). BTH thực hiện HĐH trực tiếp tường minh có động từ “hỏi” với cấu trúc: (A+ B): Mệnh đề A có sự hiện diện của người nói (X)+“hỏi”+người nghe (Y) với ý nghĩa tường minh: Tôi hỏi anh…Mệnh đề B là các biểu thức kết cấu hỏi thực hiện HĐH yêu cầu giải thích, phán định, lựa chọn, xác nhận thông tin (Vd: Mẹ hỏi con: Con đã làm hết bài tập cô giao chưa?11).
5) Có thể hiện ngữ điệu hỏi (lên hoặc xuống)
Ngữ điệu là một trong 3 phương tiện thực hiện HĐH. Tác giả Lee Jang Duk [99, tr.64] đưa ra ví dụ: 여기?-Ở đây?-phát ngôn hỏi dùng ngữ điệu khi văn tự hóa có
dấu hỏi ở cuối câu. Theo tác giả Diệp Quang Ban [3], khi không có các phương tiện nghi vấn khác, ngữ điệu trong câu hỏi thường cao và sắc nhấn vào tiêu điểm hỏi trong câu, cuối câu không hạ thấp giọng một cách rõ rệt. Câu hỏi mở đầu bằng kết từ “còn” nâng cao giọng ở cuối câu. Chúng tôi cho rằng: Câu hỏi ngữ điệu là phát ngôn khi văn tự hóa có kết cấu trần thuật, có hồi đáp CCTT. (Vd: A. Thưa bà, bà muốn mua hàng hay may áo...B. Tôi muốn…may một bộ áo kiểu mới. <SĐ, tr.42>).
b. Với các biểu thức thực hiện hành động hỏi gián tiếp
11 Tác giả Hoàng Văn Hành [25, tr.131], Tuyển tập Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, 569 tr: Về nghĩa của các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt (in trong Ngôn ngữ số 1, 1992) Ngoài động từ “hỏi”, trong của các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt (in trong Ngôn ngữ số 1, 1992) Ngoài động từ “hỏi”, trong tiếng Việt còn xuất hiện các động từ biểu thị nói năng dùng để hỏi như: vặn, căn vặn, bẻ, chất vấn, lục vấn…
Kế thừa thành tựu của các nghiên cứu liên quan, chúng tôi tổng hợp và tạm xác định 4 dấu hiệu ngôn hành cho các BTH thực hiện HĐH gián tiếp như sau:
1) Không mang hình thức kết cấu hỏi.
2) Có hồi đáp CCTT-trả lời (dấu hiệu nhận diện cốt yếu)
3) Có khả năng hồi phục thành phần nghi vấn bị tỉnh lược (trong mối liên hệ chặt
chẽ với hồi đáp CCTT-với BTH lược thành phần nghi vấn).
4) Có các V (대답하다-trả lời, 모르다-không biết, 궁금하다-tò mò…hay các tổ hợp từ: 말해주다-nói cho, 알려주다-cho biết... yêu cầu CCTT thông tin.
1.2.3.2. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp
HĐH trực tiếp và HĐNT gián tiếp của câu hỏi có chung hình thức biểu đạt là kết cấu hỏi. Mức độ cao-thấp của TNV là căn cứ đáng tin cậy giúp nhận biết một phát ngôn/ biểu thức thực hiện HĐNT yêu cầu CCTT hay hướng tới một đích ngôn trung khác. Khi kiểm định TNV của HĐNT, chúng tôi sử dụng 4 tiêu chí nhận diện (=4 yếu tố nội hàm TNV) HĐH trong phạm vi nghiên cứu của luận án:
1) Sp1 có điều chưa biết muốn biết.
2) Có đối tượng tiếp nhận HĐNT phù hợp (có thể CCTT, có tinh thần cộng tác) 3) Thực hiện yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng PTNN.
4) Hồi đáp CCTT đáp ứng nhu cầu nhận thức.
Nguyên tắc kiểm định được xác định như sau: Chỉ số TNV ở mức độ cao 4/4 được xác định là HĐH, ở mức độ thấp 2/4 xác định là HĐNT gián tiếp; ranh giới không rõ ràng ở mức TNV là ¾. Theo chúng tôi, khi thiếu tiêu chí 1-người nói không có điều chưa biết muốn biết, HĐNT không thể là HĐH bởi không nảy sinh nghi vấn nên không có nhu cầu nhận thức. Khi tiêu chí 4 không được thỏa mãn-tức không có CCTT thì nhiều khả năng, HĐNT vẫn đủ điều kiện là HĐH (vì lúc này “vòng khâu nhận thức”12 có được khép kín hay không lại là một vấn đề khác).