1) Thuật ngữ định danh nhóm câu nghi vấn hỏi
Trong tiếng Hàn, thuật ngữ 순수의문문-câu hỏi thuần túy hay 일반 의문문-câu
hỏi thường không được xác lập dựa trên một tiêu chí định danh thống nhất trong
mối quan hệ với các thuật ngữ khác (như 설명의문문-câu hỏi giải thích, 요청의문문 -câu hỏi cầu khiến…). Trong tiếng Việt, tồn tại sự thiếu nhất quán trong sử dụng thuật ngữ “câu hỏi chính danh” và “câu hỏi đích thực”. Chúng tôi nhận thấy: Nội hàm ý nghĩa “câu hỏi yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức” phản ánh khá chân thực tính chất của câu hỏi thực hiện HĐH. Vì vậy, chúng tôi đề xuất sử dụng thuật ngữ “ 인식 의문문-câu hỏi nhận thức” bên cạnh thuật ngữ “질문의문문-câu nghi vấn hỏi”
trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
2) Thuật ngữ định danh các tiểu loại câu nghi vấn hỏi
Các tiểu loại trong nhóm câu hỏi nhận thức được xác lập dựa trên cách thức yêu cầu CCTT, tương ứng với cách thức hồi đáp CCTT, bao gồm:
a) Câu hỏi phán định-판정의문문: thực hiện HĐH yêu cầu phán định về thông tin cần biết (카폐에 가본 적이 있으세요? Anh đến quán cà phê bao giờ chưa?).
b) Câu hỏi giải thích-설명의문문: thực hiện HĐH yêu cầu CCTT với tiêu điểm hỏi là từ hỏi (한국의 봄 날씨는 어때요? Thời tiết mùa xuân Hàn Quốc thế nào?).
c) Câu hỏi lựa chọn-선정(형)의문문: thực hiện HĐH yêu cầu chọn đối tượng thích hợp trong nhiều đối tượng được đưa ra (vd:한국영화를 좋아해요?미국영화를 좋아해요? (Bạn thích phim Hàn Quốc? (Hay) thích phim Mỹ?).
d) Câu hỏi xác nhận-확인의문문: thực hiện HĐH yêu cầu xác nhận thông tin người hỏi đưa ra (누나 혼자 있는 거 맞지? Chị đang ở một mình phải không?)6.
c. Thuật ngữ chỉ phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi
1) Về thuật ngữ “performative expression”
Tác giả Đỗ Hữu Châu [11, 2005] chuyển dịch thuật ngữ “performative
expression” sang tiếng Việt là “biểu thức ngữ vi”. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [21,
tr.89] sử dụng thuật ngữ “biểu thức ngôn hành”. Trong công trình của mình, tác giả Cao Xuân Hạo [26, tr.226] dẫn: Austin [1962] và Searle [1969] chủ trương căn cứ hoàn toàn vào lực ngôn trung của câu được phát ngôn để xác định đó phải hay không phải là một câu ngôn hành. Theo ông, bất kì câu nào có giá trị ngôn trung đều là câu ngôn hành. Trong luận án, do đặc điểm và yêu cầu của nghiên cứu HĐNT theo hướng ngữ dụng học, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biểu thức ngôn
hành hỏi-질문화행표현(식)” hay gọi tắt là “biểu thức hỏi-질문표현(식)” (BTH) để chỉ chung cho các PTNN thực hiện HĐH (gồm biểu thức kết cấu hỏi và biểu thức có hình thái kết cấu khác).
a) Về thuật ngữ “direct performative expression”
Khi biểu thức ngôn hành trực tiếp (direct performative expression-직접화행 표 현(식)) thực hiện HĐNT một cách tường minh, ta có HĐNT trực tiếp. BTH mang kết cấu hỏi là Biểu thức ngôn hành hỏi thực hiện HĐH trực tiếp. Theo sự có hay không có sự hiện diện của động từ ngôn hành “hỏi”, BTH thực hiện HĐH trực tiếp phân thành BTH thực hiện HĐH trực tiếp nguyên cấp và BTH thực hiện HĐH trực tiếp tường minh7. BTH thực hiện HĐH trực tiếp tường minh chứa động từ ngôn