Xem Phụ lục 2 Mục 2.2 Bài đọc thực nghiệm đánh giá năng lực đặt câu hỏi và trả lờ

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 142 - 144)

- Anh chết, muốn sống thú thực với ta, rồi ta trình lên cụ lớn ngài liệu cho.(2)

34Xem Phụ lục 2 Mục 2.2 Bài đọc thực nghiệm đánh giá năng lực đặt câu hỏi và trả lờ

Khi thực hiện HĐH, sinh viên thiếu năng lực phân tích và đánh giá văn bản đọc, thiếu năng lực sử dụng các loại hình câu hỏi, các PTNN thực hiện HĐH đa dạng, năng lực hội thoại vì mục đích giao tiếp còn hạn chế…Nguyên nhân là do: i) Các em mới ở trình độ cuối sơ cấp, chưa thành thục về phương thức sử dụng từ, cấu trúc câu theo trật tự từ tiếng Hàn; ii) Các em ít được rèn kĩ năng đặt câu hỏi; iii) Sinh viên chưa vận dụng tốt cách đặt câu hỏi trong tiếng Việt, tiếng Anh. Ngoài ra, còn do: i) Người học vẫn thụ động tiếp thu kiến thức; ii) Một số giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm và kĩ năng sư phạm; iii) Giáo trình tiếng Hàn chú trọng các dạng bài tập dùng trong thi cử, các hoạt động chỉ phù hợp cho cá nhân tự học…

4.2.1.3. Kết quả nghiên cứu của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể tóm lược như sau:

a. Nội hàm khái niệm và hệ thống thuật ngữ về HĐH và các PTNN thực hiện HĐH được xác định giúp người học nhận thức rõ ràng và có hệ thống hơn về các thuật ngữ liên quan đến HĐH.

b. Lí thuyết hội thoại được xem xét trong mối gắn kết với nghiên cứu HĐH. Qua đó, người học được cung cấp vốn tri thức nền về lí luận hội thoại, ý thức rõ hơn về vai trò của các qui tắc hội thoại, đặc biệt là qui tắc về lịch sự; chú trọng hơn đến tầm quan trọng của việc cung cấp TGĐ tường minh trong giao tiếp.

c. Đặc điểm HĐH được phân tích trong mối quan hệ với hồi đáp và các yếu tố ngữ dụng-tình thái. Điều này giúp người học sử dụng linh hoạt và hiệu quả hơn các PTNN để thực hiện HĐH, quan tâm đến phản ứng hồi đáp của đối tượng giao tiếp; biết tận dụng và khai thác những ảnh hưởng tích cực, tránh những ảnh hưởng tiêu cực của TGĐ thiếu tường minh, tỉnh lược, áp lực yêu cầu CCTT…

d. Các nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện HĐH (tiếng Hàn và tiếng Việt) giúp người học tránh được các chuyển di tiêu cực, tận dụng các chuyển di tích cực, đẩy nhanh tốc độ thụ đắc ngôn ngữ.

4.2.2. Mục đích và mục tiêu thiết kế

Mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu về HĐH vào thực tiễn dạy-học tiếng Hàn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Hàn theo quan điểm giao tiếp nói chung và năng lực thực hiện HĐH trong tiếng Hàn, tiếng Việt nói riêng. Để đạt được mục đích trên, mô hình ứng dụng được thiết kế với 3 mục tiêu cụ thể sau:

(1) Xác định các điều kiện chuẩn bị cho ứng dụng mô hình gợi ý vào thực tiễn; (2) Thiết kế mô hình rèn kĩ năng thực hiện hành động hỏi-trả lời;

(3) Đề xuất hướng phân bố nội dung giảng dạy hành động hỏi-trả lời.

4.2.3. Nguyên lí thiết kế

Dựa trên những căn cứ lí luận và thực tiễn, luận án xác lập các nguyên lí cơ bản trong thiết kế ứng dụng dạy-học tiếng Hàn35 như sau:

(1) Đảm bảo tính hệ thống, tính thực dụng, tính dân tộc của nội dung giảng dạy; (2) Chú trọng hoạt động khẩu ngữ giai đoạn đầu, bút ngữ giai đoạn sau;

(3) Nội dung dạy theo nhiều vòng tròn đồng tâm xoáy trôn ốc-lặp lại và nâng cao; (4) Thận trọng với các điểm tương đồng, tập trung đi sâu những điểm dị biệt36; (5) Trên cơ sở kiến thức từ pháp, cú pháp vững chắc, cần mở rộng, nâng cao với các tầng nghĩa kép, ngữ dụng nhằm nhận diện, thực hiện các HĐNT bằng kết cấu hỏi, thực hiện HĐH gián tiếp bằng các kết cấu khác;

(6) Kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động tương tác-rèn ý thức tự giác và tích cực, tinh thần độc lập và kĩ năng làm việc nhóm.

4.3. Thiết kế mô hình ứng dụng vào dạy-học tiếng Hàn

Luận án xác định các điều kiện cần yếu, thiết kế mô hình phù hợp với đặc điểm người học, đề xuất hướng phân bố nội dung giảng dạy thực hiện HĐH và trả lời.

4.3.1. Điều kiện chuẩn bị

4.3.1.1. Nâng cao hiểu biết về hành động hỏi và các nhóm phương tiện ngôn ngữ

Cần trang bị cho người học vốn hiểu biết cơ bản về HĐH và các tiểu loại BTH thực hiện HĐH trực tiếp và gián tiếp, các mô hình kết hợp. Người học nắm vững các khái niệm, nội hàm ý nghĩa thuật ngữ, các khuôn hỏi/ dạng thức của BTH. Bên cạnh đó, người học cần có ý thức luôn xem xét HĐH trong mối quan hệ với hồi đáp và các yếu tố ảnh hưởng trong ngữ cảnh cụ thể.

4.3.1.2. Phát triển năng lực nhận diện và thực hiện hành động ngôn từ trong giao tiếp tương tác ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 142 - 144)