- U nó đã ra đấy ư? Đi lấy cho tôi bát nước Khát lắm, ráo cả họng từ sang đến giờ.
26 tiện cho việc tổng hợp và phân tích, chúng tôi sử dụng kí hiệu TL (tỉnh lược) +n (nhóm) +số thứ tự của nhóm để đánh dấu trong các BTH trực tiếp tương ứng Vd: TLn1= Tỉnh lược chủ ngữ trong BTH trực tiếp,
nhóm để đánh dấu trong các BTH trực tiếp tương ứng. Vd: TLn1= Tỉnh lược chủ ngữ trong BTH trực tiếp, tương tự, ta có TLn2, TLn3, Tln4, Tln5. Ô trống của tiểu từ tiếng Hàn tạm dùng kí hiệu [.] để miêu tả.
trống không. Nếu khôi phục chủ ngữ ở cả hai ngôn ngữ, phát ngôn tỉnh lược sẽ tự nhiên, gọn sáng và lịch sự hơn. BTH thực hiện HĐH trực tiếp tỉnh lược chủ ngữ (1) là một ngữ động từ.
Trong cặp trao đáp 2, BTH thực hiện HĐH trực tiếp có lược bỏ tiểu từ chủ cách và vị trí này biểu thị bằng ô trống trong tiếng Việt. Với trường hợp lược các thành phần khác, khi chuyển đạt sang tiếng Việt, sắc thái lịch sự không bị ảnh hưởng nhiều như trường hợp lược chủ ngữ.
Như vậy, dạng thức tỉnh lược trong BTH thực hiện HĐH trực tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt xuất hiện khá phong phú và ít nhiều có những khác biệt về khả năng tỉnh lược trong yêu cầu đảm bảo về giá trị giao tiếp cũng như nguyên tắc lịch sự.
2.4.3. Ảnh hưởng của phép dùng kính ngữ
Mức độ lịch sự của hành vi nói năng “gắn rất chặt” với các yếu tố về văn hóa của mỗi dân tộc [41, tr.258]. Tiếng Hàn và tiếng Việt là hai ngôn ngữ có hệ thống PTNN biểu thị sắc thái lịch sự phong phú và đa dạng. Tiếng Hàn sử dụng phương thức ngữ pháp (dùng phụ tố (으)시và đuôi V vị ngữ-ㅂ니다/-습니다) để đề cao chủ thể và đối tượng giao tiếp; phương thức từ vựng biểu thị các mức độ hạ thấp, sắc thái trung hòa và mức độ tôn trọng: 댁-집-nhà, 그놈-gã đó27 ....
2.4.3.1.Phương thức đề cao chủ thể/ chủ ngữ của động từ[주체높임법]
Phương thức sử dụng khi người nói thể hiện sự tôn trọng đối với chủ thể/ chủ ngữ là ngôi thứ 2, 3. Phương pháp tiêu biểu là thêm phụ tố (으)시 vào sau thân động từ, đồng thời sau danh từ chủ ngữ cần sử dụng tiểu từ chủ cách tôn trọng –께서. Ví dụ: 아버지께서 회사에 다니세요? (Bố-ở công ty-làm à?=Bố làm ở công ty à?). Sắc thái
tôn trọng trong ví dụ tiếng Việt không thể hiện rõ, độ tôn trọng và lịch sự chỉ ở mức trung bình. Với chủ thể là đối tượng giao tiếp hay là người thứ 3, phương thức thể hiện lịch sự, tôn trọng cũng có ít nhiều khác biệt.
2.4.3.2. Phương thức đề cao đối tượng giao tiếp (상대높임법)