Biểu thức thực hiện hành động hỏi trực tiếp yêu cầu phán định

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 74 - 78)

- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.

2.2.4.Biểu thức thực hiện hành động hỏi trực tiếp yêu cầu phán định

c. Biểu thức tường minh hóa tiền giả định

2.2.4.Biểu thức thực hiện hành động hỏi trực tiếp yêu cầu phán định

Hồi đáp cho HĐH yêu cầu phán định thực hiện bởi BTH với cấu trúc [Câu trần thuật+đuôi nghi vấn] thường là: 네/ 응-아니 (요)-Có-không và các dạng thức khác

như: đã/ rồi-chưa, được-không được…(tiếng Việt). Luận án xét BTH nhóm này theo hai tiểu nhóm: i) Hình thái đuôi kết câu và ii) Đặc trưng yêu cầu phán định.

2.2.4.1. Biểu thức kết cấu hỏi phân theo hình thái đuôi kết câu thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định về thông tin chưa biết cần biết

Kết quả khảo sát thu thập được 978 đv (100%), phân thành 11 nhóm nhỏ theo đuôi kết thúc của BTH, phân bố như bảng sau:

Bảng 2.3. Biểu thức thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định phân theo hình thái đuôi nghi vấn

Đuôi kết câu Thông tin ngữ pháp/ ý nghĩa Tần số

1/ V-어/아/여 (요)? Đuôi dạng lịch sự, không nghi thức 623 đv(63,7%) 2/ V-ㅂ/습니까? Đuôi dạng lịch sự, nghi thức 61 đv (6,2%) 3/ V나요? Đuôi dạng bình thường, nữ tính 18 đv (1,8%) 4/ V니? Đuôi dạng hạ thấp, dùng với người dưới 62 đv (6,4%)

6/ Vㄹ까요? Người dưới hỏi người trên về thông tin cần biết 16 đv (1,6%) 7/ Vㄴ가? Hỏi người ngang hàng/tỏ ra tôn trọng người dưới. 35 đv (3,6%) 8/ V- 지요? Hỏi về thông tin chắc đối tượng biết rõ 61 đv (6,2%) 9/ V(으)ㄹ래(요)? Hỏi về ý kiến/ dự định của người nghe 33 đv (3,4%) 10/ V+나? Hỏi người dưới, thể hiện thân mật, suồng sã 12 đv (1,3%) 11/ V+다? Hỏi người dưới, ít tình cảm, hơi cộc cằn 3 đv (0,3%)

Tổng số 978 đv (100%)

Cấu trúc [kết cấu trần thuật (khẳng định-phủ định)+đuôi kết thúc nghi vấn] là dạng thức chung cho BTH thực hiện HĐH yêu cầu phán định. Đuôi kết thúc BTH xuất hiện khá đa dạng với nhiều sắc thái biểu cảm phong phú23.

a. Biểu thức kết cấu hỏi có dạng thức [kết cấu trần thuật+V-어/아/여 [요]?] thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định

V어/아/여 (요)? là đuôi kết câu hỏi phi nghi thức nhưng lịch sự khi có (요), xuất hiện với tần số cao nhất. Thân động từ kết thúc bằng nguyên âm –아/오 kết hợp với -아요? (Vd: 보다=보+아요?=봐요?); kết thúc bằng nguyên âm-이/우/으kết hợp với- 어요? (Vd: 마시다=마시+어요?=마셔요?); động từ 하다kết hợp với -여요? (Vd: 하+ 여요=해요?). Nếu lược bỏ-요 là dạng thức dùng 반말-đuôi kết câu thân mật, chỉ dùng trong các mối quan hệ gần gũi, hoặc người trên dùng với người dưới. Vd: 한 민규의 연기는 괜찮았어? -Diễn xuất của Han Minkyu được chứ? <TH3-

VCHGDQT, tr.43>. Dạng kết BTH biểu thị tôn trọng-세요? (Vd: 장선생님 아직 출 근 전이세요? -Bác sĩ Jang vẫn chưa đến à? <MND,40-3>).

b.Biểu thức kết cấu hỏi có dạng thức [kết cấu trần thuật+V-느냐?] thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định hành động hỏi yêu cầu phán định

Đuôi kết câu nghi vấn -느냐? dùng với người dưới hoặc giữa bạn bè thân thiết, kết hợp với thân động từ hoặc sau vĩ tố -겠-, -었/았-...[먹었느냐?/ 가느냐?]. Với các tính từ và-이다/ 아니다 (trừ tính từ kết thúc bằng-ㄹ) kết hợp với -냐? [학생이 23 Tổng hợp ý nghĩa ngữ pháp của các đuôi kết câu nghi vấn dựa trên các sách ngữ pháp, giáo trình dạy tiếng Hàn: <VNNQG [119], Lee Joo Haeng [102], Nam Gee Sim và Ko Young Geun [104]…

냐?]. Trong giao tiếp khẩu ngữ, thường lược bớt -느-, [먹었냐?]. So với-니? thể hiện quyền uy và ít tình cảm hơn. [Vd: 밥은 먹고 기다렸냐?-Ăn cơm rồi mới đợi hả? <GTNC, 4-22>. Không dùng -냐?, -니? với người trên.

2.2.4.2. Biểu thức kết cấu hỏi thực hiện hành động hỏi phân theo đặc trưng của yêu cầu phán định về thông tin chưa biết cần biết

Theo đặc trưng của yêu cầu phán định, chúng tôi phân tích 7 tiểu nhóm tách ra từ quá trình xử lí, phân loại, thống kê tư liệu.

Bảng 2.4. Biểu thức thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định phân theo đặc trưng yêu cầu phán định

Yêu cầu phán định Ví dụ

1. Hành động đã/chưa thực hiện -밥을먹었어요? Anh ăn cơm + chưa?

2/ Khả năng thực hiện hành động -서울에갈거니?/ 갈거야? Anh sẽ đi Seoul à?/ chứ?// Anh có đi Seoul không?- V () 면되요?/ V//여도되요? có đi Seoul không?- V () 면되요?/ V//여도되요? Nếu V được không? Dù V vẫn được chứ?//-

3/ Tình trạng hành động đang

được thực hiện 한국어를 공부해요?/ 하고 있어요? Học tiếng Hàn không?// Đang học tiếng Hàn à?

4/ Năng lực thực hiện hành động -할수없어요? Không thể V à?// 못하다-không thể/-할줄 알아요?/ 몰라요?–biết/không biết làm gì? 알아요?/ 몰라요?–biết/không biết làm gì?

5/ Kinh nghiệm thực hiện hành động V[]ㄴ적이있어요?/ 없어요? Từng /chưa từng làm gì?

6/ Sự hiện hữu của người/sự vật N 있어요?/ 없어요? Có N không?/ Không có N à?

7/ Tính chất của chủ thể/ chủ ngữ 그는 한국사람이야? Anh ấy là người Hàn à?//그가 예

뻐? Cô ta đẹp chứ?/ Cô ta đẹp không?

Theo đặc trưng của hành động hay trạng thái của chủ thể, chúng tôi phân các BTH thành 2 tiểu nhóm sau: i) Yêu cầu phán định về việc thực hiện hành động; ii) Yêu cầu phán định về tính chất, trạng thái của chủ thể.

a. Biểu thức kết cấu hỏi thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định về việc thực hiện hành động thực hiện hành động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm HĐH yêu cầu phán định về việc thực hiện hành động, gồm: i) Đã/chưa thực hiện, đã/ chưa hoàn thành hành động; ii) Có hay không khả năng hành động sẽ được

thực hiện; iii) Có hay không việc hành động đang được thực hiện, iv) Được hay không được phép thực hiện hành động ...

Dạng thức thực hiện HĐH yêu cầu phán định về hành động đã-chưa được thực hiện/hoàn thành có hai tiểu nhóm: i) Dạng thức [V-았/었/였어요?] -Đã V chưa?: Yêu cầu phán định về hành động đã hay chưa được thực hiện. (Vd:아저씨 월드맥스대회 접수했어요?- Anh đã đăng kí tham gia đại hội đấm bốc quốc tế chưa? <GTNC, 4-

3>); ii) Dạng thức [아직도 N이/가 안 되냐?]-Vẫn chưa N à?: Quá trình thực hiện hành động diễn ra từ trước đó nhưng chưa hoàn thành. (Vd: 한작가 아직도 연락이 안 되냐? -Vẫn chưa liên lạc được với biên kịch Han à? <BCNT, 15>).

b. Biểu thức kết cấu hỏi thực hiện hành động hỏi yêu cầu phán định về trạng thái/ tính chất của chủ thể thái/ tính chất của chủ thể

Nhóm biểu thức thực hiện HĐH yêu cầu phán định về tính chất, trạng thái của chủ thể: i) Có/ không sự hiện hữu của người/sự vật/ hiện tượng; ii) Có/không năng lực thực hiện hành động của chủ thể; iii) Có/ không tồn tại tính chất/ trạng thái của chủ thể/ chủ ngữ; iv) Có/ không có kinh nghiệm thực hiện hành động của chủ thể...

Biểu thức thực hiện HĐH yêu cầu phán định về tính chất/ trạng thái của chủ thể/

chủ ngữ được tách thành hai tiểu nhóm: i) Dạng thức [N (으)/ 는잘있죠?]- tốt/ đẹp- ở tồn tại: tương đương cấu trúc: 잘 지내고 있죠?/ 건강하죠?-Khỏe/ sống tốt, vui chứ?. Vd: 혜란씨는 잘 있죠? -Cô Hyeran khỏe chứ? <BCNT, 11>; ii) Dạng thức [N- 안 났어?]-N không xuất hiện chứ? N có thể mang nghĩa tiêu cực (triệu chứng bệnh tật/ vấn đề/ chuyện xấu...). Vd:-우리 산이 밤에 열 안났어?- Sani của chị không sốt đêm chứ? <GTNC, 9-58>.

Yêu cầu phán định về thông tin được thực hiện bởi các đuôi kết câu nghi vấn (tiếng Hàn), các tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi (tiếng Việt). Do ý nghĩa và khả năng hành chức của các đơn vị này trong hai ngôn ngữ khá phong phú nên có thể

chuyển dịch tương đương mà không nhiều khó khăn (ngoài những khác biệt mang tính chất loại hình ngôn ngữ về trật tự từ, hình thái…).

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 74 - 78)