Ảnh hưởng của các yếu tố tình thái-ngữ dụng khác

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 93 - 95)

- U nó đã ra đấy ư? Đi lấy cho tôi bát nước Khát lắm, ráo cả họng từ sang đến giờ.

b. Hệ thống các từ ngữ xưng hô

2.4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố tình thái-ngữ dụng khác

Các yếu tố tình thái-ngữ dụng có ảnh hưởng, tác động đến thực hiện HĐH trực tiếp khá đa dạng. Ở đây, chúng tôi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kèm lời, phi lời và các từ/ ngữ/ biểu thức đi kèm.

2.4.5.1. Các yếu tố kèm lời, phi lời

áp lực khi sử dụng BTH cùng loại với sự kết hợp của các yếu tố kèm lời, phi lời.

ĐT62: Jinho: (thận trọng) 사장님! 맞으세요? ...제 엄마가?- Bà chủ! Có đúng không ạ?...Là mẹ cháu? (1)

Insun: (lặng thing)…!

Jinho: 이름도 확인했습니다! 송자 인자 순자...저희 엄마 이름하구 똑같으 세요! 엄마 맞으신거죠? Cháu đã xác nhận tên rồi ạ. Song-In-Sun…

Giống với tên của mẹ cháu! Bác là mẹ cháu đúng không? (2) Insun: (nhìn buồn bã)…!

Jinho: (hỏi gặng)...엄마가 맞는거죠? Đúng là mẹ phải không ạ? (3)

Insun: (bối rối, đứng lên vẻ quyết tâm) 아까 분명히 말했지? 확인만 하겠다

구? Lúc nãy cậu nói rõ rồi phải không? Cậu chỉ xác nhận thôi? Jinho: (nhìn vẻ hưng phấn)…? (4)

Insun: (tiến đến gần, trấn tĩnh, vẻ lãnh đạm)...그래...내가 널낳아준람이야.. 엄마 맞아! Phải, tôi là người sinh ra cậu, đúng là mẹ cậu!

<MND, 29-39>

Jinho phải thực hiện liên tiếp 3 HĐH yêu cầu xác nhận với mức áp lực khác nhau. Xét về đại thể, cấu trúc của các BTH không có sự khác biệt lớn, rõ rệt. Tuy nhiên, có thể thấy, độ chênh trong áp lực yêu cầu CCTT là ở các yếu tố tình thái, ngữ dụng, những phát ngôn đi kèm…Có thể xác lập theo các mức độ sau:

(1)…맞으세요? ...제 엄마가? Có đúng không ạ?...Là mẹ cháu?: được bổ sung

thông tin về thái độ dè dặt, thận trọng của Jinho (dấu ba chấm), lời chào mở đầu xã giao (사장님!- bà chủ).

(2) -엄마 맞으신거죠? Bác là mẹ cháu đúng không?: kết hợp với lời giải trình về

việc xác nhận tên họ của đối tượng-thể hiện thái độ mạnh dạn, tự tin hơn của Jinho (3) -엄마가 맞는거죠? Đúng là mẹ phải không ạ?: áp lực tăng bởi lời gặng hỏi

thúc ép, BTH lược bỏ phụ tố kính trọng-시- của Jinho. (4) Im lặng (nhìn vẻ hưng phấn, chờ đợi).

Ngược lại với thái độ nôn nóng của Jinho, người mẹ có vẻ ngoài khá điềm tĩnh nhưng tâm trạng khá phức tạp (muốn gần con nhưng lại phải giữ khoảng cách), thái độ của bà thể hiện ra bên ngoài cũng biến đổi đa dạng theo diễn biến tâm trạng của

con: im lặng→ nhìn buồn bã→ bối rối, đứng lên vẻ quyết tâm→ tiến đến gần, trấn tĩnh, vẻ lãnh đạm. Sự hiện diện hay không của tiểu từ –가 cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc thể hiện sắc thái tình cảm của người nói. Nhu cầu nhận thức được đối phương miễn cưỡng đáp ứng với điều kiện: chỉ xác nhận thôi-chỉ biết vậy thôi.

2.4.5.2. Các từ/ ngữ/ biểu thức đi kèm biểu thức hỏi trực tiếp

Trong tham thoại chứa BTH, ngoài hô ngữ là các tên riêng, từ chỉ chức vụ/ nghề nghiệp, các đại từ chỉ thị:이này, 그-đó/ấy, 저-kia..còn có các từ tình thái: 참, 혹시, 또, 대체, 도대체…(도대체 무슨 일이래?-Rốt cuộc là có chuyện gì thế?<BCNT, 40>);

các từ liên kết: 근데, 그럼, 그렇지만….(Vd:…참, 우리 세라가 올해 몇이지?:…À, Sera nhà mình năm nay lên mấy rồi nhỉ? <MND, 13-15>). Đặc biệt là các biểu thức

rào đón đi kèm xuất hiện khá phổ biến. (Vd: 무슨 좋은 일이라도 있어요? 입이 귀에 걸렸네요.- Có chuyện gì thú vị à? Mồm ngoác đến mang tai kìa <THVH1, tr. 28>).

Trong thực tế, xuất hiện biểu thức đi kèm cấu trúc bằng các từ ngữ mà Sp1 nói thành thói quen. (아니 뭐야 뭐야 뭐야 뭐야! 세리엄마랑 니가 사귄다는 게 정말이야? - Ồ không, Gì thế gì thế!…Mẹ Seri và cháu yêu nhau là thật à? <NBNTVV, 69, cửa

hàng đồ gỗ>). Tùy theo ngữ cảnh cụ thể và BTH mà nó đi kèm, biểu thức này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

Có thể nói, kết cấu hỏi là cấu trúc ngữ pháp có sức sản sinh lớn trong hành chức, các giá trị ngôn trung mà nó có thể chuyển tải hay đích ngôn trung nó hướng tới thực hiện cho đến nay vẫn chưa thể nói là đã thống kê hết được. Điều này khiến cho việc nhận diện và sử dụng chính xác HĐH trực tiếp trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh việc kiểm định TNV theo 4 yếu tố nội hàm TNV của HĐH, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện HĐH trực tiếp trình bày ở trên cũng cần được đặc biệt lưu ý.

2.5. Tương đồng và dị biệt trong thực hiện hành động hỏi trực tiếp

Luận án “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)” sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tách ra những nét tương đồng và dị biệt trong thực hiện HĐH nhằm vận dụng trong việc thiết kế mô hình ứng dụng.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w