Nhận diện hành động hỏi bởi mô hình kết hợp

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 35 - 39)

- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.

d.Nhận diện hành động hỏi bởi mô hình kết hợp

Tư liệu xuất hiện các mô hình kết hợp các BTH khá đa dạng. Mô hình kết hợp ngoại vi đa biểu thức với sự hoán đổi vị trí khá linh hoạt giữa BTH thực hiện HĐH trực tiếp và BTH thực hiện HĐH gián tiếp. Mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức xuất hiện với 4 dạng thức sau:

(1) Kết cấu hỏi chứa V ngôn hành trong BTH thực hiện HĐH yêu cầu phán định:

Tôi có thể hỏi năm nay bác bao nhiêu tuổi được không?;

(2) Kết cấu hỏi chứa V yêu cầu CCTT như: Anh có thể giải thích/ cho biết về X

được không?;

(4) Kết cấu hỏi chứa V thể hiện sự tồn tại/ hiện diện của sự vật, hiện tượng: Có

chỗ nào bị thương không?...

Với cách lập bảng xét 4 tiêu chí kiểm định TNV kết hợp với phân tích các yếu tố tình thái-ngữ dụng, ta có thể nhận diện HĐH không quá khó khăn. Tuy nhiên, trong giao tiếp ngôn ngữ, việc nhận biết người nói sử dụng PTNN nhằm thực hiện HĐNT nào một cách chính xác để có phản ứng thích hợp không phải là việc đơn giản (ngay cả với người bản ngữ). Có trường hợp Sp1 dùng phát ngôn hỏi thực hiện hành động nói nhưng không nhằm để hỏi mà hướng tới thực hiện một lực ngôn trung khác (vd: yêu cầu thực hiện hành động hay biểu thị thái độ, tình cảm). Tuy nhiên, Sp2 lại cố tình CCTT để thực hiện chiến lược giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp hay vô ý CCTT do không nhận diện chính xác HĐNT. Xét tình huống giao tiếp sau:

ĐT6: (Hai chị em Sp1 và Sp2 đang học bài trong phòng) Sp1: Em có thước kẻ không?

Sp2: Có ạ. (vẫn tiếp tục làm bài)

Sp1: Cho chị mượn một chút.(chìa tay) Sp2: Đây ạ.(đưa bút)

HĐNT trong biểu thức ‘Em có thước kẻ không?’ có nhiều khả năng không được coi là HĐH vì hai lí do: i) Thước kẻ là một trong những đồ dùng học tập không thể thiếu đối với học sinh các cấp học dưới. Vì thế, có thể thấy, Sp1 không nhằm tới mục đích yêu cầu Sp2 CCTT mà muốn Sp2 cho mượn thước; ii) Việc CCTT xuất phát từ ý đồ/ mục đích giao tiếp của Sp2 (muốn Sp1 nói rõ hơn ý muốn của mình hay đơn giản chỉ là trêu đùa), không nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của Sp1.

Nguyên nhân của sự phức tạp trên có thể xác định như sau: i) Thời gian tiếp nhận, xử lí thông tin, ứng đáp khi giao tiếp đối diện quá ngắn; ii) Chỉ có thể nhận diện HĐNT dựa trên vốn tri thức nền, khả năng quan sát và tri nhận các biến tố phức tạp của cuộc tương tác ngôn ngữ; iii) Hiệu quả của việc tiếp nhận hành động trao lời của Sp1 và phản ứng bằng hành động trao đáp tùy thuộc vào năng lực ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, chiến lược và mục đích giao tiếp của Sp2.

Từ 6.438 phiếu tư liệu tiếng Hàn và 752 phiếu tiếng Việt, chúng tôi nhận diện, thống kê được 4.312 đv BTH. Trong đó, có 4.069 đv BTH thực hiện HĐH trực tiếp, 157 đv BTH thực hiện HĐH gián tiếp, 86 đv mô hình kết hợp. Các tiểu loại BTH thực hiện HĐH phân bố như sau:

Bảng 1.5. Phân bố của các nhóm biểu thức thực hiện hành động hỏi TT Loại Tên biểu thức hỏi Tần số Cộng

1 Biểu thức thực hiện HĐH trực

BTH yêu cầu giải thích 2321 đv (54%) 4069 đv (94,4%)

2 BTH yêu cầu lựa chọn 194 đv (4,5%)

3 BTH yêu cầu xác nhận 576 đv (13,4%)

4 BTH yêu cầu phán định 978 đv (22,7%)

5 Biểu thức thực hiện HĐH gián

BTH lược thành phần nghi vấn 58 đv (1,3%) 157 đv (3,6%)

6 BTH chứa V yêu cầu CCTT 99 đv (2,3%)

7 Mô hình kết hợp

Mô hình kết hợp các BTH 86 đv (2,0%) 86 đv (2.0%) Tổng số 4312 đv (100%)

Như vậy, với việc vận dụng lí thuyết HĐNT và thành tựu về TNV, luận án đã xác định hệ thống thuật ngữ liên quan đến HĐH và các PTNN thực hiện HĐH để sử dụng trong luận án. Tiêu chí nhận diện HĐH, qui trình và thao tác tiến hành kiểm định TNV của HĐNT cũng được xác định và vận dụng vào thực tiễn nhận diện HĐNT, thống kế và phân tích và tổng hợp các tiểu loại PTNN thực hiện HĐH.

1.3. Lí thuyết hội thoại

Chúng tôi vận dụng thành tựu của lí thuyết hội thoại vào việc phân tích: i) các đơn vị và qui tắc hội thoại; ii) ảnh hưởng của TGĐ tới VĐHT và cấu trúc đoạn thoại; iii) ảnh hưởng của các yếu tố kèm lời, phi lời trong thực hiện HĐH.

1.3.1. Các đơn vị và qui tắc hội thoại

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [20, tr.64] định nghĩa: “Hội thoại (conversation) là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời”. Ở đây, luận án đề cập tới các đơn vị, qui tắc hội thoại:

1.3.1.1. Các đơn vị hội thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường phái phân tích hội thoại Mĩ chia đơn vị hội thoại thành: i) tổ chức cặp (sequential organisation) và ii) tổ chức được ưa thích (preference organisation). Hai tổ chức này được xây dựng từ đơn vị cơ sở là lượt lời (turn at talk). Các lượt lời thường đi với nhau gần như tự động tạo thành cặp, hai tác giả Schegloff và Sacks [1973] gọi đó là cặp kế cận-cốt lõi của lí thuyết phân tích hội thoại (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr.809]. Cặp kế cận thường thấy là cặp hỏi- trả lời. Khi bảo đảm sự liên kết với đề tài diễn ngôn và tương thích với bộ phận thứ nhất về HĐNT (vd: hỏi ↔trả lời), bộ phận thứ hai sẽ được coi là “cấu trúc ưa thích”. Tác giả Nguyễn Đức Dân [14, tr.102-105] gọi đó là “lượt lời ưa dùng”. Xét vd sau :

ĐT 7: Macaret: 베스씨, 벌써 집에 가는 거예요? Bes, cậu định về đấy à?

Bes: 네, 드라마 할 시간이 되어서요. 요즘 저는 주말 드라마에 푹 빠져있거 든요.: Ừ, tới giờ chiếu phim truyền hình rồi. Dạo này tớ đang theo dõi phim

truyền hình cuối tuần mà.

Macaret: 드라마요? 저는 알아듣기가 힘들어서 드라마 잘 못 보는데 베스씨는 듣

기가 괜찮아요? Phim truyền hình ấy à? Vì nghe không hiểu mấy nên tớ

không hay xem, cậu nghe tốt chứ?

Bes: 네, 저도 처음에 비해서 많이 좋아졌어요. 처음에는 어려워서 스트레스 좀 받았거든요. -Ừ, so với lúc đầu thì giờ khá hơn nhiều rồi. Hồi mới xem,

tớ cũng bị stress vì không hiểu gì đấy.

< BeKo, tr.138>

Đoạn hội thoại trên gồm 4 lượt lời, mỗi người hai lượt theo thứ tự luân phiên. Hai người tham gia hội thoại lần lượt đối đáp, dẫn dắt câu chuyện xoay quanh chủ đề về phim truyền hình. Cặp kế cận trong đoạn thoại chính là cấu trúc ưa thích: hỏi-trả lời. Tác giả Đỗ Hữu Châu [11, tr.655] cho rằng: Trong thực tế, các HĐNT có thể được thể hiện một cách hàm ẩn, gián tiếp. Vì thế, phải kể đến những tham thoại mà hành động chủ hướng hàm ẩn, không được nói ra một cách tường minh. Một tham thoại có tổ chức nội tại do một hoặc một số HĐNT tạo nên. Theo trường phái Geneve (Thụy Sĩ) một tham thoại có một HĐNT chủ hướng và có thể có một hoặc một số HĐNT phụ thuộc. HĐNT chủ hướng quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành động hồi đáp thích hợp của người đối thoại. Đối với nghiên cứu HĐH,

đặc biệt là với mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức, việc nhận biết và phân tích hành động chủ hướng tường minh và hàm ẩn cần được đặc biệt quan tâm.

1.3.1.2. Các qui tắc hội thoại

Qui tắc hội thoại có 3 nhóm: i) Qui tắc điều hành sự luân phiên lượt lời; ii) Qui tắc điều hành nội dung của hội thoại; iii) Qui tắc về lịch sự và thể diện.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 35 - 39)