Nhóm qui tắc điều hành nội dung của hội thoạ

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 39 - 42)

- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.

b.Nhóm qui tắc điều hành nội dung của hội thoạ

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [11, tr.559], nội dung của một cuộc hội thoại được phân phối thành nội dung của các lượt lời. Qui tắc điều hành nội dung của hội thoại có 2 nguyên tắc: nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice và nguyên tắc quan yếu của Wilson và Sperber. Có thể tóm tắt nguyên tắc cộng tác hội thoại như sau: i) Về lượng: nói đủ, ii) Về chất: nói đúng và xác thực, iii) Về quan hệ: nói phù hợp, ăn nhập với chủ đề, iv) Về cách thức: nói rõ ràng và ngắn gọn, có trật tự. Với nguyên tắc quan yếu, Wilson và Sperber cho rằng: Một phát ngôn chỉ quan yếu khi nó có hiệu lực nào đó với ngữ cảnh, vì thế, khi nói ra một phát ngôn, người nói có trách nhiệm đối với những nội dung trực chỉ, còn người nghe có trách nhiệm với giai đoạn suy ý (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr. 571-581]).

Như vậy, nghiên cứu HĐNT hỏi không thể tách khỏi ngữ cảnh của cuộc tương tác ngôn ngữ, càng không thể nghiên cứu HĐH riêng rẽ với hành động hồi đáp thể hiện phản ứng của người nghe. Trong thực tế, việc nhận diện chính xác HĐH trực tiếp

trong phân biệt với các HĐNT khác được thực hiện bằng kết cấu hỏi cũng khó khăn không kém việc nhận diện HĐH gián tiếp thực hiện bởi các BTH thực hiện HĐH gián tiếp không có hình thái kết cấu hỏi. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc cộng tác của Grice và lí thuyết quan yếu vào quá trình nhận diện HĐNT và thực hiện HĐH sẽ góp phần quan trọng vào việc đạt được mục đích giao tiếp.

c. Nhóm qui tắc về lịch sự và thể diện

Như đã đề cập ở trên, Searle xếp HĐNT “hỏi” vào nhóm HĐNT “điều khiển- directive”-có nội dung mệnh đề là yêu cầu hành động tương lai của người nghe. Khi thực hiện HĐH, mức độ đe dọa thể diện của đối tượng giao tiếp là rất lớn. Vì vậy, để đạt được mục đích giao tiếp (có được thông tin chưa biết cần biết từ người nghe), người nói cần có chiến lược giao tiếp thích hợp. Lịch sự là một trong những chiến lược giao tiếp mang lại hiệu quả cao thông qua việc sử dụng ngôn ngữ với sắc thải biểu cảm đa dạng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

1) Một số quan điểm ngữ dụng về lịch sự và thể diện 18

Theo học giả Lakoff, lịch sự được chi tiết hóa với ba quy tắc: i) Không áp đặt (Don”t impose), ii) Để ngỏ sự lựa chọn (Offer options), iii) Hãy thể hiện tình hữu hảo (Encourage feelings of camaraderie). Bà cho rằng: Lịch sự là một hệ thống các mối quan hệ liên nhân tối thiểu hóa tiềm tàng sự xung đột và đối kháng thường tồn tại trong tất cả các cuộc trao đổi của con người, nó mang tính chuẩn mực xã hội.

Học giả Leech dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và lợi (benefit) (trong kinh tế học) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên để xác lập nguyên tắc: Giảm tới

mức tối thiểu những cách nói không lịch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự. Nguyên tắc này được cụ thể hóa như sau: i) Khéo (Tact), ii) Hào phóng

(Generosity), iii) Tán đồng (Approbation), iv) Khiêm tốn (Modesty), v) Hòa đồng (Agreement), vi) Thiện cảm (Sympathy) (dẫn theo Vũ Thị Thanh Hương [36, tr.39]).

Hai nhà nghiên cứu Brown & Levinson dựa vào khái niệm thể diện (face)-hình ảnh của bản thân trước người khác (public self-image)” đưa ra sự đối lập và thống nhất giữa thể diện dương tính (positive face-mong muốn được tôn trọng) và thể diện

18 Tham khảo các tác giả: Đỗ Hữu Châu [11], Vũ Thị Thanh Hương [36, 37], Nguyễn Văn Khang [41, 42], Trịnh Đức Thái [59], Kim Gil Young và cộng sự [94], Park Young Soon [110]… Trịnh Đức Thái [59], Kim Gil Young và cộng sự [94], Park Young Soon [110]…

âm tính (negative face-mong muốn không gặp trở ngại từ người khác).

Theo tác giả Goffman, thể diện là giá trị xã hội tích cực mà một người muốn người khác nghĩ mình có được trong tình huống giao tiếp cụ thể. Tương tác xã hội cần chú ý tới thể diện của người khác để tránh đem lại sự khó nghĩ, cảm giác sượng sùng hoặc sự xấu đi của mối quan hệ (dẫn theo Nguyễn Văn Khang [41, tr.243]).

Chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng: Lịch sự là chuẩn mực xã hội và cũng là chiến lược cá nhân trong giao tiếp xã hội.

2) Lịch sự và thể diện trong văn hóa phương Đông

Các tác giả phương Tây cho rằng quyền lực là yếu tố quan trọng trong đe dọa thể diện. Xã hội phương Tây coi trọng và đề cao địa vị, quyền lực, học vấn, vì thế, quyền lực là yếu tố tạo ra khoảng cách19. Tuy nhiên, xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam, Hàn Quốc nói riêng lại coi trọng tôn ti, đặc biệt là tuổi tác. Theo tác giả Vũ Thị Thanh Hương [37, tr.11] thì ít nhất khái niệm lịch sự trong tiếng Việt có liên quan đến 4 khái niệm cơ bản là: “lễ phép”, “đúng mực”, “tế nhị” và “khéo

léo”. Trong giao tiếp xã hội, hai dân tộc Việt-Hàn đều tôn trọng nguyên tắc “Xưng khiêm, hô tôn”. Có thể nói, đây là nét tương đồng văn hóa đẹp của hai dân tộc. Điều

này thể hiện rõ trong việc sử dụng các PTNN để biểu đạt sự lịch sự, cho thấy xu hướng muốn giữ thể diện cho đối tượng giao tiếp, tránh xung đột20. Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Hiệp [32, tr.127] có quan điểm như sau:

“Vai trò, vị thế xã hội của các bên giao tiếp cũng có thể được mã hóa trong ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái. Kiểu thông tin này phản ánh những chuẩn mực xã hội, theo đó các bên giao tiếp đều phải tuân thủ và có quyền đòi hỏi đối tác của mình có những ứng xử thích hợp, thể hiện qua việc lựa chọn ngôn từ dùng trong giao tiếp. Đặc tính này là một đặc tính phổ quát, có thể được thấy trong mọi ngôn ngữ, nhưng biểu hiện rõ nhất trong các xã hội phương Đông, chẳng hạn, thể hiện trong hệ thống kính ngữ (honorific) của tiếng Hàn và tiếng Nhật.”

Khái niệm “face-thể diện” được diễn đạt bằng từ “thể diện” và từ “mặt” trong tiếng Việt [37, tr.11]. Từ tiếng Hàn-gốc Hán “체면[体面]-thể diện cũng có các kết hợp như: 체면을 지키다-giữ thể diện, “체면을 잃다-mất thể diện giống như trong

19 Tham khảo các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khang [41, 42], Robert Lado [55] ...

20 Xem nghiên cứu của các tác giảTrần Ngọc Thêm [62], Nguyễn Đức Tồn [72], Kim Choong Soon [43], Lee Gi Tae [44]… Gi Tae [44]…

tiếng Việt. Trong giao tiếp, người có văn hóa luôn có ý thức hành xử để giữ thể diện hay giảm bớt đe dọa thể diện cho đối phương. Điều này cũng có nghĩa là họ đang tạo dựng hình ảnh và giữ gìn thể diện của mình trước người khác. Do mức độ đe dọa thể diện khi yêu cầu CCTT của từng kiểu loại HĐH là khác nhau, người tham gia giao tiếp cần hiểu rõ đặc điểm của HĐH để có thể sử dụng các PTNN một cách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

1.3.2. Tiền giả định và vận động hội thoại 1.3.2.1. Một số khái niệm tiền đề 1.3.2.1. Một số khái niệm tiền đề

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 39 - 42)