- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.
a. Vận động hội thoại (conversation move)
Sự trao lời (allocution), trao đáp (exchange) và tương tác là 3 loại vận động chủ yếu của hội thoại. “Trao lời là vận động mà Sp1 (người nói) nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2”. Khi trao lời, Sp1 cần dự kiến phản ứng của Sp2 để chọn lời thích hợp, để áp đặt điều mình muốn nói. Tuy nhiên, cuộc hội thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1. Trong trao đáp có sự thay đổi lần lượt vai nói và vai nghe: Sp1 nói-Sp2 nghe→Sp2 nói-Sp1 nghe [11, tr.540-543]. Xét đoạn thoại sau:
ĐT8 : Phòng bệnh. Đêm. Sani nằm nhưng không ngủ, Pungho đang đọc sách về u não. Pungho: 왜 안 자고 있어? -Sao con không ngủ?
Sani: 잠이 안 와. Sani: Con không ngủ được.
<GTNC, 11-6, phòng bệnh Sani >21
Trao đáp hỏi-trả lời có thể thực hiện bằng PTNN, bằng ngôn ngữ cử chỉ hoặc sự im lặng. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [11, tr.544-551]: Liên tương tác trong hội thoại trước hết là liên tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2...Mỗi người thay đổi lời nói và sử dụng các yếu tố kèm ngôn ngữ sao cho khớp với sự biến đổi ở đối phương và tình huống cuộc thoại.
21 Với các kịch bản phim truyền hình, nguồn trích dẫn được trình bày như sau: Tên tiếng Việt viết tắt + số tập phim+ số cảnh phim (hoặc chỉ có số tập vì không ghi chú thứ tự phân cảnh). Vd: 싱글파파는열애중, 11 phim+ số cảnh phim (hoặc chỉ có số tập vì không ghi chú thứ tự phân cảnh). Vd: 싱글파파는열애중, 11
회, 6장면=Gà trống nuôi con, tập 11, cảnh 6=<GTNC, 11-6>. Bên cạnh đó, các thông tin về địa điểm hay bối cảnh giao tiếp trong kịch bản được giữ nguyên, đôi khi nếu cần, chúng tôi bổ sung thông tin tóm tắt về diễn tiến trước đó của đoạn thoại như trong đoạn thoại trích ở trên.