Không biết, không rõ về thông tin được yêu cầu cung cấp

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 85 - 88)

- U nó đã ra đấy ư? Đi lấy cho tôi bát nước Khát lắm, ráo cả họng từ sang đến giờ.

b. Không biết, không rõ về thông tin được yêu cầu cung cấp

Sp2 không biết/ chưa chắc chắn về thông tin Sp1 muốn biết vì không quan tâm, vì chưa đến thời điểm có thể biết, vì thiếu căn cứ…

1) Không biết vì không quan tâm, không để ý

ĐT52: Trường quay, ồn ào.Seongjo đếnchỗ Dongho và Junggu ở một góc khác. Dongju: 도대체 무슨 일이래? Rốt cuộc là có chuyện gì thế?

Sungjo: 그건모르겠는데말입니다.-Em cũng không biết ạ.

<BCNT, 40>

Seongjo từ đám cãi vã đi đến, nhưng có chuyện gì-vì sao ầm ĩ thì nhiều khả năng anh ta không quan tâm, để ý nên không biết rõ.

2) Không biết vì chưa đến thời điểm thích hợp để có thể biết

ĐT53: Janggeum: 아들이야? 딸이야? Con trai à? Hay con gái? Bori: 아직모릅니더! Vẫn… chưa biết ạ!

<MND, 21-28>

Bori không thể trả lời câu hỏi của Janggeum vì chính bản thân cô cũng chưa biết cái thai trong bụng mình là trai hay gái.

3) Không rõ vì chưa thể tìm hiểu được, thiếu căn cứ

ĐT54: Sunim và giám đốc Kim trao đổi chuyện quá khứ. Sunim: 혹시 유산한 여자가 한 경서 아니에요?

Sản phụ sẩy thai liệu có phải là Han Kyoungseo không?

Giám đốc Kim: 아뇨. 너무오래전일이라그런지이름까지기억을못하고요. Không. Vì việc xảy ra đã lâu rồi nên họ không thể nhớ rõ tên.

<BCNT, 38 >

Sunim muốn xác định rõ tên của sản phụ bị sẩy thai qua thực hiện HĐH. Tuy nhiên, người CCTT lại không thể xác nhận do thiếu thông tin chính xác, tin cậy.

2.3.2. Không hồi đáp ngôn ngữ đối với hành động hỏi trực tiếp

Hai tác giả Lee Ik Seup, Chae Wan [98, tr.233] nhận định: Về nguyên tắc thì HĐH yêu cầu trả lời, tuy trong vài trường hợp, im lặng cũng là hồi đáp CCTT.

ĐT55: Insun: 그리구 또 하나, 저번에 보리 데리구 병원 갔을 때 의사가 다른 말을

안 하디? (조심스레) 혹시... 임신이라구...? (1)... Còn nữa, lần trước

cậu đưa Bori đi viện, bác sĩ có nói gì khác không? (thận trọng) Có phải... có thai không?

(Dongho căng thẳng)…!

Insun: 본인 불러서 직접 물어볼까 하다가 너무 시끄러울 것 같아서! 사실 이냐? (2)

Tôi định gọi con bé đến trực tiếp hỏi nhưng sợ là lại ầm ĩ lên! Là thật à?

(Dongho bối rối)…!

Insun: 만일, 걔가 임신이라면 식당에 둘 수 없다....Nếu mà, cô bé đó có thai thì không thể cho ở lại đây được...

<MND, 19, phòng làm việc của Insun>

BTH (1): Insun muốn Dongho xác nhận. BTH (2): bà giải thích lí do vì sao lại yêu cầu anh CCTT đó kèm theo yêu cầu xác nhận thông tin. Không có hồi đáp, bà khó có thể khẳng định về điều mình suy đoán. Tuy nhiên, qua thái độ của Dongho, bà có cơ sở để chắc chắn hơn về điều mình muốn biết. Phát ngôn cuối cho thấy, bà đã tỏ rõ quan điểm và cách xử lí của mình trong trường hợp này.

2.3.2.2. Thể hiện thái độ bất hợp tác bằng im lặng

Không hồi đáp khi một hoặc cả hai bên không có ý thức hợp tác. Xét đoạn thoại sau:

ĐT56: Soee: 누구야. 만나는 여자? -Ai thế? Cô gái mà anh gặp gỡ ấy? Pungho: (lạnh nhạt) 만나자고 한 이유가 뭐야? Lí do cô hẹn gặp là gì? Soee: (uống ngụm trà): 산이는 잘 켰어? Sani chóng lớn chứ?

Pungho: (nhìn giận dữ)…

<GTNC, 4, quán cà phê>

Đoạn thoại trên có tới 03 đv BTH (thực hiện 02 HĐH yêu cầu giải thích và 01 HĐH yêu cầu phán định) nhưng lại không xuất hiện hồi đáp CCTT nào.

Như vậy, hồi đáp cho HĐH trực tiếp có thể tạo thành hoặc không tạo thành cặp kế cận hỏi-trả lời, cung cấp hoặc không CCTT, CCTT một cách trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí có thể không có hồi đáp ngôn ngữ. Trong giao tiếp, cần có sự thông hiểu

đối phương, khả năng nhận biết, sử dụng các thông tin tình thái-ngữ dụng, năng lực linh hoạt điều chỉnh chiến lược giao tiếp phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể, khả năng lái VĐHT phát triển theo hướng có lợi để nhận được thông tin.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hành động hỏi trực tiếp

Qua phân tích tư liệu hội thoại, chúng tôi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện HĐH trực tiếp gồm 5 nhóm, đó là: i) Độ tường minh của TGĐ; ii) Hiện tượng tỉnh lược; iii) Phép dùng kính ngữ; iv) Áp lực CCTT; v) Các yếu tố tình thái-ngữ dụng khác...

2.4.1. Ảnh hưởng của độ tường minh tiền giả định

Tác giả Lê Đông [19, tr.44] nhấn mạnh: “Cái chưa biết đồng thời cũng lại là cái đã biết ở một chừng mực nào đó và nhất thiết phải trong một mối liên hệ nhất định với cái đã biết…”. Khi thực hiện HĐH, một TGĐ không rõ ràng, thiếu tường minh sẽ gây khó khăn cho đối tượng giao tiếp trong việc nhận diện và CCTT.

ĐT57: Phòng khách nhà Hyeran. Youngrim ngồi với JinJoo, Hyeran đi ra Youngrim: 괜찮아? Không sao chứ?

Hyeran: 모르겠어. 괜찮아서 주무시는 건지 약 기운에 주무시는건지 Không biết. Ngủ do thuốc hay do bình tâm lại rồi nữa.

영림: 언니 말고 너, 너 괜찮냐고?

Không phải mẹ, cháu, cô hỏi cháu không sao chứ?

Hyeran: 응 괜찮아. Vâng, cháu không sao.

<BCNT, 45>.

Youngrim là cô ruột và quản lí của Hyeran-diễn viên điện ảnh. Hyeran hiểu HĐH yêu cầu CCTT về tình trạng của mẹ chứ không hướng tới bản thân mình. Vì vậy, chỉ khi Youngrim xác lập TGĐ tường minh, cô mới có thể CCTT phù hợp.

2.4.2. Ảnh hưởng của tỉnh lược ngôn ngữ

Tác giả Cao Xuân Hạo [26, tr.198] quan niệm: Tỉnh lược là “một phép thay thế một ngữ đoạn bằng đại từ hồi chỉ zê rô”. Luận án tiếp cận nghiên cứu tỉnh lược dựa vào ngữ cảnh cần và đủ, theo quan điểm của tác giả Phạm Văn Tình [70, tr.22]: Tỉnh lược ngôn ngữ là phương thức thực hiện các HĐNT một cách kinh tế, làm tăng tính

liên kết phát ngôn và là một thủ pháp diễn đạt ngữ nghĩa của người nói theo các ý đồ thông báo khác nhau.

Các dạng thức lược của BTH thực hiện HĐH trực tiếp trong ngữ liệu gồm 5 tiểu nhóm25: i) Lược chủ ngữ; ii) Lược vị ngữ; iii) Lược chủ ngữ và vị ngữ; iv) Lược các thành phần khác trong câu; v) Lược tiểu từ. Một BTH có thể xuất hiện hơn một dạng thức lược kể trên26. Ở đây, chúng tôi xét ảnh hưởng của tỉnh lược đến độ tường minh TGĐ và thể hiện lịch sự trong thực hiện HĐH.

2.4.2.1. Tỉnh lược khiến tiền giả định thiếu tường minh

Một trong những nguyên nhân khiến TGĐ thiếu tường minh là bị tỉnh lược các thành phần trong kết cấu của BTH. Xét vd sau:

ĐT58: Inseo: 어떡할거야? (Chị) định (làm) thế nào?

Kyoungseo: ? Làm gì?

Inseo: 주홍글씨 말이야. 쓸 거야? 말 거야? …

Vở Juhonggeul-ssi ấy. Chị định viết hay không viết?... <BCNT, 19>

Vì Inseo đã lược bỏ phần bổ ngữ trong BTH khi thực hiện HĐH nên Kyoungseo không hiểu ý em gái định hỏi gì.

2.4.2.2. Tỉnh lược ảnh hưởng đến thể hiện lịch sự

ĐT59: Bác sĩ 1: ø 어쩌다 다쳤어요? [TLn1] (Anh) làm sao mà bị thương?(1)

Bệnh nhân 1: ø축구를 하다가 넘어졌어요. [TLn1] (Tôi) Đang đá bóng thì ngã.

Bác sĩ 2: (sờ đầu gối) 여기ø 아파요? [TLn5]-Chỗ này (.) có đau không? (2) Bệnh nhân 2 : 네, ø아파요. [TLn1]- Có, (chỗ này) đau lắm.

<TH2,VNNQG, 58>

Ở cặp trao đáp 1, phát ngôn lược bỏ chủ ngữ tiếng Hàn vẫn tự nhiên nhưng trong tiếng Việt lại gây cảm giác thiếu lịch sự do gây cảm giác cộc lốc vì Sp1 và Sp2 nói

25 Tác giả Phạm Văn Tình [70] gọi cấu trúc có thành phần bị tỉnh lược là các ‘ngữ trực thuộc’: tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị ngữ và tỉnh lược chủ ngữ và vị ngữ. ngữ, tỉnh lược vị ngữ và tỉnh lược chủ ngữ và vị ngữ.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w