Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 48 - 49)

- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.

1.4.Tiểu kết chương

c. Biểu thức tường minh hóa tiền giả định

1.4.Tiểu kết chương

Cơ sở lí luận cho nghiên cứu HĐH dựa trên cơ sở lí thuyết HĐNN, lí thuyết hội thoại. Với sự kế thừa thành tựu nghiên cứu về TNV của các nhà Hàn ngữ, vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu HĐH trong tiếng Hàn và tiếng Việt, trong chương 1, luận án đã đạt được một số kết quả nghiên cứu như sau:

(1) Xác định hệ thống thuật ngữ liên quan đến HĐH tiếng Hàn và tiếng Việt dựa trên đích ngôn trung mà các PTNN hướng tới thực hiện, khắc phục được sự thiếu nhất quán trong tiêu chí định danh HĐH và PTNN thực hiện HĐH.

(2) Xác lập qui trình và thao tác nhận diện HĐH dựa trên 4 tiêu chí kiểm định TNV, tạo căn cứ tin cậy cho việc nhận diện, thống kê, phân tích và tổng hợp tư liệu.

(3) Xác lập mối liên hệ chặt chẽ của các đơn vị hội thoại, các qui tắc hội thoại với nghiên cứu HĐNT yêu cầu CCTT trên tư liệu hội thoại; phân tích ảnh hưởng của độ tường minh TGĐ đến VĐHT và cấu trúc đoạn thoại; ảnh hưởng của các yếu tố kèm lời, phi lời…đến nhận diện và thực hiện HĐNT.

Ngôn ngữ phát triển theo sự biến đối của xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu phải đứng trên quan điểm đồng đại động. Chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu trên để xác định rõ đặc điểm của HĐH trong mối liên hệ với hành động hồi đáp và ảnh hưởng của các yếu tố ngữ dụng-tình thái. Trên cơ sở đó, hướng tới nỗ lực phản ánh các hiện tượng mang tính qui luật hoặc cá biệt trong thực hiện HĐH tiếng Hàn (trong mối liên hệ với tiếng Việt), góp phần lấp bớt các ô trống trong nghiên cứu về HĐH nói riêng và HĐNT nói chung.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 48 - 49)