Lí luận dạy-học theo quan điểm giao tiếp

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 138 - 140)

- Anh chết, muốn sống thú thực với ta, rồi ta trình lên cụ lớn ngài liệu cho.(2)

a.Lí luận dạy-học theo quan điểm giao tiếp

Ở đây, chúng tôi đề cập đến lí luận thụ đắc L2, quan điểm về ngôn ngữ trung gian và lí luận dạy-học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp.

1) Về lí luận thụ đắc L2

Ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất (L1) đến học L2 đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Kinh nghiệm, thói quen trong sử dụng, hiểu biết về tiếng mẹ đẻ…sẽ phát huy tác động tích cực nếu ngoại ngữ có đặc điểm gần,

giống với tiếng mẹ đẻ30; ngược lại, nếu L1 và L2 có nhiều điểm khác nhau, người học dễ áp đặt kinh nghiệm và thói quen ấy trong khi học ngoại ngữ, khiến tốc độ hình thành các kĩ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn [27, tr.29]. Sinh viên Việt Nam tiếp xúc với tiếng Hàn ở độ tuổi thanh niên, với khoảng 18-20 năm kinh nghiệm học tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt và từ 3-15 năm học tiếng Anh. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của tiếng Việt (L1) và tiếng Anh (L2) đến khả năng tiếp nhận và sử dụng tiếng Hàn là khá lớn. Tiếng Hàn có vốn từ gốc Hán tỉ lệ tương đương với tiếng Việt, đây là một thuận lợi lớn cho người Việt Nam khi học và tích lũy vốn từ. Tuy nhiên, tiếng Hàn là ngôn ngữ khác loại hình, với những điểm khác biệt về ngữ pháp (trật tự từ, PTNN thể hiện ý nghĩa ngữ pháp…), người học gặp không ít khó khăn trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ…

Khi thiết kế mô hình ứng dụng, có thể đi lướt ở những điểm tương đồng (nguồn gốc các chuyển di tích cực) đồng thời cũng cần thận trọng vì nhiều khi lỗi sai lại xuất hiện từ những điểm tương đồng; chú trọng các điểm khác biệt (nguyên nhân phát sinh những chuyển di tiêu cực) và khắc phục các lỗi do giao thoa văn hóa trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ.

2) Quan điểm về “ngôn ngữ trung gian”

Học một L2 có nghĩa là người học sẽ tiếp thu một hệ thống ngôn ngữ mới, từ xuất phát điểm của L1. Quá trình tích lũy thêm kiến thức, kĩ năng của L2 sẽ làm cho ngôn ngữ trung gian (interlanguages) ngày càng tiệm cận đến ngôn ngữ đích và sẽ giảm dần hiện tượng phạm lỗi. Chúng tôi theo quan điểm của Lee Hae Young và các đồng tác giả [101, tr.6]: Ngôn ngữ trung gian là hệ thống ngôn ngữ người học tích lũy trong quá trình thụ đắc L2, là ngoại ngữ mà người học thể hiện. Người học được coi là nhân vật rất sáng tạo và tích cực, trải qua giai đoạn của sự phát triển một cách có hệ thống và lô gic, liên tục hoàn thiện L2 của mình. Vì vậy, khi thiết kế mô hình ứng dụng, luận án chú trọng rèn cặp các kĩ năng cơ bản, phát triển tư duy phê phán, logic, phát huy ý thức tích cực, chủ động của người học. Trong quá trình đó, người thầy đóng vai trò hướng dẫn, đánh giá, điều chỉnh, trợ giúp để sinh viên hoàn thành các nhiệm vụ học tập, thành thục các kĩ năng.

30 Trong thực tế, có những quan niệm không giống nhau về L1 (ngôn ngữ thứ nhất hay tiếng mẹ đẻ) và L2 (ngôn ngữ thứ hai). Ví như: Tác giả Trần Trí Dõi [15, tr.12] cho rằng: “ Ở Việt Nam, tiếng Việt (tiếng phổ (ngôn ngữ thứ hai). Ví như: Tác giả Trần Trí Dõi [15, tr.12] cho rằng: “ Ở Việt Nam, tiếng Việt (tiếng phổ thông) nên được coi là tiếng mẹ đẻ thứ 2 của các dân tộc thiểu số chứ không phải là ngôn ngữ thứ hai.”

3) Dạy-học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp

Mục đích của quan điểm giao tiếp trong giáo dục ngôn ngữ là dạy cho người học không chỉ nắm vững mà còn biết sử dụng ngôn ngữ mà họ đang học như một phương tiện giao tiếp dưới bốn dạng cơ bản của hoạt động lời nói: nghe, nói, đọc, viết [73]. Tác giả Bùi Hiền [27, tr.73-83] đưa ra 3 nguyên tắc: i) Đảm bảo tính giao tiếp; ii) Đảm bảo tính tự giác, tích cực; iii) Đảm bảo tính dân tộc trong dạy ngoại ngữ. Trong đó, tính giao tiếp là nguyên tắc “chủ đạo” và cần: i) Lấy hành động lời nói làm đơn vị cơ bản của dạy-học; ii) Giới thiệu ngữ liệu sử dụng trên cơ sở ngữ pháp chức năng; iii) Giới thiệu các hiện tượng ngữ âm, từ pháp, từ vựng trên cơ sở cú pháp; iv) Giới thiệu ngữ liệu theo nhiều vòng đồng tâm xoáy trôn ốc.

Theo tâm lí học hoạt động ngôn ngữ, càng nhiều giác quan được huy động vào rèn luyện thì kĩ năng được hình thành càng nhanh, càng bền. Bốn hoạt động (nghe, nói, đọc, viết) có mối liên hệ gần gũi và tương tác. Nghe-nói đóng vai trò chủ đạo ở giai đoạn đầu trong khi đọc-viết phù hợp với khả năng ngôn ngữ ở giai đoạn nâng cao [27, tr.52-53]. Mô hình ứng dụng của luận án được xác lập dựa vào cơ sở lí luận trên.

4.2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 138 - 140)