- Anh chết, muốn sống thú thực với ta, rồi ta trình lên cụ lớn ngài liệu cho.(2)
b. Nội dung giảng dạy biểu thức hỏi trong giáo trình tiếng Hàn
1) Về nội dung giảng dạy biểu thức kết cấu hỏi trong giáo trình tiếng Hàn
Tác giả Lee Junho [100] khảo sát các biểu thức kết cấu hỏi trong giáo trình 3 trường đại học Kyunghee, Korea, Ewha. Tác giả nhận xét: “Có thể thấy các chức
năng ngữ dụng của câu hỏi được người Hàn Quốc sử dụng rất đa dạng trong các
tình huống giao tiếp thực tế chỉ được đề cập khá sơ sài trong giáo trình tiếng Hàn, ý nghĩa và chức năng của câu hỏi không được mở rộng, chỉ giới hạn và đề cập một cách đơn thuần ở kĩ năng hỏi và đáp”32. Hạn chế của từng bộ giáo trình như sau:
Về bộ Hội thoại tiếng Hàn (quyển 1-4, Korea): Trong số 32 hạng mục ngữ pháp
liên quan đến kết cấu hỏi, chỉ có–지요 và -(으)ㄹ줄 알다/모르다 được lặp lại và nâng cao. Phần lớn các hạng mục đều chỉ giới thiệu ý nghĩa cơ bản của cấu trúc kết cấu hỏi ở sơ cấp (vd: -(으)ㄹ래요? chỉ được giới thiệu ở bài 12 quyển 1).
Về bộ Tiếng Hàn 6 quyển: sơ cấp 1-2, trung cấp 1-2, cao cấp 1-2 (KyungHee): Có
30 hạng mục kết cấu hỏi, tỉ lệ phân bố ở các cấp học cân đối hơn giáo trình Korea. Tuy nhiên, kết cấu hỏi chưa được quan tâm thích đáng. (có–지않다 nhưng không đưa ra kết cấu hỏi: -지않아요?); không có hạng mục nào được lặp lại và nâng cao.
Về bộ말이 트이는 한국어 (quyển 1-5, Ewha): Có 11 kết cấu hỏi (trong đó có 10 hạng mục ở quyển 1, 2). Ý nghĩa các kết cấu hỏi bị giới hạn và gắn với nội dung bài.
Nhìn chung, cả ba bộ giáo trình chưa chú ý đến nghĩa ngữ dụng của biểu thức kết cấu hỏi. Có thể cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến cho người học thất bại khi tham gia những tình huống giao tiếp thực tế với những phát ngôn biểu đạt các ý nghĩa ngữ dụng. Các hạng mục chỉ được đề cập với ý nghĩa chức năng cơ bản, không được lặp lại và nâng cao ở cấp học cao hơn. Lớp nghĩa thứ hai của các kết cấu hỏi (trong giao tiếp tương tác) chưa được chú ý và đề cập nhiều trong giảng dạy.
2) Về nội dung giảng dạy biểu thức hỏi gián tiếp trong giáo trình tiếng Hàn
Các BTH thực hiện HĐH gián tiếp được chúng tôi thu thập chủ yếu từ tư liệu kịch bản phim truyền hình, tác phẩm văn học. Tỉ lệ xuất hiện các BTH này trong giáo trình tiếng là khá thấp. Cụ thể như sau: i) Bộ Korean 1-5 (Seoul): có 8 đv (quyển 2 có 3 đv, quyển 3 có 2 đv, quyển 4 có 3 đv); ii) Bộ 한국어 1-3 (VNNQG) có 6 đv
32 Lee Junho [100, tr.17-18], “한국어모국어화자의실제의사소통상황에서다양하게사용되는의문문의화용적인기능이한국어교재에서는비교적소홀히다루어지고있으며, 의문문의의미와기능 문의화용적인기능이한국어교재에서는비교적소홀히다루어지고있으며, 의문문의의미와기능 이확장되지않고, 단순히질문하고답하기기능에국한되어실려있음을알수있었다”.
(quyển 1 có 1 đv, quyển 2 có 3 đv, quyển 3 có 2 đv); iii) Giáo trình Business Korean (Yonsei) xuất hiện 5 đv; iv) Giáo trình 문화속한국어2 (THVH) thu thập được 9 đv…Đây là minh chứng cho nhận xét của Lee Junho [100] về độ chênh giữa thực tế sử dụng với mức độ giới hạn của các ý nghĩa ngữ dụng trong giáo trình dành cho người học tiếng Hàn như một L2 của các cơ sở đào tạo tiếng Hàn ở Hàn Quốc.