Nét dị biệt

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 97 - 102)

- U nó đã ra đấy ư? Đi lấy cho tôi bát nước Khát lắm, ráo cả họng từ sang đến giờ.

2.5.2.Nét dị biệt

b. Hệ thống các từ ngữ xưng hô

2.5.2.Nét dị biệt

Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập [48], giữa hai ngôn ngữ tồn tại những dị biệt mang tính chất loại hình. Trật tự từ trong câu tiếng Hàn là Chủ ngữ-Bố ngữ-Vị ngữ, tiếng Việt là Chủ ngữ-Vị ngữ- Bổ ngữ (Vd: 아버지 께서 회사에 다니세요? (Bố-ở công ty-đi làm à?=Bố đi làm ở công ty à?). Vị trí của

N trung tâm trong danh ngữ tiếng Hàn là ở cuối danh ngữ (chỉ đứng trước các phụ tố ngữ pháp), tiếng Việt có thể đứng đầu/giữa hay cuối danh ngữ tùy theo tính chất đặc điểm của các thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho N trung tâm. (Vd: 그때의한 국어 말하기 대회에서 상을 탄 모든 학생들이- ấy-khi (của) tiếng Hàn-nói-đại hội/

cuộc thi -(ở)- giải thưởng-giành-tất cả-học sinh-các/những=Tất cả những học sinh

giành giải thưởng trong cuộc thi nói tiếng Hàn khi ấy…).

Các thành phần phụ trong danh ngữ nói riêng và các từ (trong đó có từ hỏi) trong BTH tiếng Hàn nói chung có khả năng thay đổi vị trí linh hoạt hơn trong tiếng Việt. Điều này có nguyên do từ đặc điểm loại hình: tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập (trật tự từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp), tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính (có các phụ tố thể hiện ý nghĩa ngữ pháp là dấu hiệu nhận diện chức năng ngữ pháp của từ loại trong câu). Như vậy, dù từ hỏi có được đảo vị trí nhưng với phụ tố ngữ pháp đi kèm, chức năng của nó không thay đối dù sắc thái ý nghĩa hay biểu cảm có biến đổi ít nhiều. Sau đây là một số nét dị biệt đặc trưng trong thực hiện HĐH trực tiếp:

(1) Một từ hỏi tiếng Hàn có thể chuyển dịch thành hơn một từ hỏi tiếng Việt: 언제 –khi nào, bao giờ; 왜-tại sao, vì sao.

(2) Có hai từ hỏi 어떻다/ 어쩌다 trong tiếng Hàn đều có ý nghĩa như thế nào/ thế

nào trong tiếng Việt, 3 từ hỏi trong tiếng Hàn무슨/ 웬/ 어느 đều biểu đạt có ý nghĩa tương ứng với từ hỏi gì/ nào trong tiếng Việt.

(3) Khả năng thay đổi vị trí của các từ hỏi tiếng Việt trong BTH là khá hạn chế trong khi tiếng Hàn có thể thay đổi khá linh hoạt. (Vd: Với BTH tiếng Việt: Tại sao về (nhà) muộn? Có thể biểu đạt bằng tiếng Hàn như sau: 집에 늦게 와요?-Tại sao-nhà-muộn-về?/ 집에 늦게 와요?-Nhà-tại sao-muộn-về?/ 집에 늦게 와요?- Nhà –muộn-tại sao-về?/ 집에 늦게 와요. 요?-Về nhà muộn. Tại sao?...).

(4) BTH thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu lựa chọn tiếng Hàn đa dạng hơn so với tiếng Việt, thể hiện ở điểm có nhiều khuôn hỏi tương ứng với cấu trúc [A hay B] trong tiếng Việt. Vd: i) Dạng thức [A?+아니면+B?]-A nếu không thì B? ii) Dạng thức [A?+안A?]-A? (hay) không A?;iii) Dạng thức [A?+B?] –A? (hay) B?

(5) Tuy nhiên, tiếng Hàn lại hạn chế hơn về mức độ phong phú của nội hàm mệnh đề A trong cấu trúc [Ax hay Ay] so với tiếng Việt. Trong tiếng Việt, dạng thức [Ax

hay Ay?]-yếu tố x và y giúp phân biệt 2 mặt của A lập thành 2 vế lựa chọn. Vd: “Theo các đồng chí thì cậu ta ốm thật hay ốm tư tưởng? <TXV, tr. 94>.

(6) Ngoài ra, tiếng Hàn dùng từ nối phủ định 아니면/안-không/ nếu không thì như là một dạng thức đặc trưng bên cạnh các cấu trúc khác thì tiếng Việt lại sử dụng liên từ “hay”-thể hiện sự lựa chọn nhẹ nhàng không mang tính đối lập.

(7) Các khuôn hỏi của BTH thực hiện HĐH yêu cầu xác nhận thông tin chưa rõ cần làm rõ sử dụng đuôi trích dẫn gián tiếp trong tiếng Hàn đa dạng hơn tiếng Việt. Dạng thức dùng đuôi kết câu trích dẫn xác nhận trong tiếng Hàn: [V다면서요?], [V 다고(한다)?], [N말입니까?], [V라면서요?], [N(를) 말해요?]...tương ứng với cấu trúc [Nghe nói…?], [Nói là N?] trong tiếng Việt.

(8) Đuôi xác nhận V 지요? trong tiếng Hàn tương ứng với hơn một tiểu từ tình thái dứt câu trong BTH thực hiện HĐH yêu cầu xác nhận tiếng Việt: V à/ hả/chứ?/ phải không?...

(9) Yêu cầu phán định thực hiện bởi các BTH với đuôi kết câu nghi vấn trong tiếng Hàn, bằng các BTH với các tiểu từ tình thái dứt câu hỏi trong tiếng Việt.

(10) Biểu thức thực hiện hành động hồi đáp cho HĐH trực tiếp trong mỗi ngôn ngữ mang những đặc trưng riêng về văn tự, cấu trúc ngữ pháp...thể hiện tư duy ngôn ngữ-văn hóa của dân tộc sử dụng ngôn ngữ.

(11) Phép dùng kính ngữ trong tiếng Hàn là một phạm trù ngữ pháp gồm một hệ thống các qui tắc khá chặt chẽ, rõ ràng trong khi trong tiếng Việt chưa phát triển như vậy. Điều này có thể trở thành lí do cho hiện tượng: Sắc thái tôn trọng hay hạ thấp trong tiếng Hàn khi chuyển dịch sang tiếng Việt có thể bị mất mát ít nhiều. Ví dụ: 아버지께서 회사에 다니세요? (Bố- (tiểu từ chủ cách thể hiện tôn trọng)-ở công ty-làm à (đuôi kết câu dùng phụ tố kính trọng ssi)?=Bố làm ở công ty à?). Có thể thấy: Sắc thái tôn trọng trong tiếng Việt không thể hiện rõ, độ tôn trọng và lịch sự chỉ được biểu đạt ở mức trung bình. Ngoài ra, có vài cặp N/ V thể hiện tôn trọng trong tiếng Việt thiếu sự đối ứng với tiếng Hàn: N 밥 → 진지 (Cơm →...); 이→ 치아 (Răng →...)…; V: 말하다→ 말씀하시다 (Nói →...)…

(12) Ở hai ngôn ngữ ít nhiều có sự khác biệt về khả năng tỉnh lược, đặc biệt là lược chủ ngữ trong yêu cầu đảm bảo về giá trị giao tiếp cũng như nguyên tắc lịch sự. Tỉnh lược chủ ngữ trong tiếng Việt có thể gây ảnh hưởng lớn trong khi ở tiếng Hàn, sự thiếu vắng hoặc ẩn đi của chủ ngữ thường không gây ảnh hưởng nhiều đến giá trị giao tiếp hoặc thể hiện sắc thái lịch sự. (Vd: Mai anh đi làm không?/ Mai đi

làm không ? - Bố ăn cơm chưa ạ ?/Ăn cơm chưa ạ?). Dù biểu thức thứ hai vẫn dùng

đuôi kết thúc lịch sự ‘ ạ’ nhưng lược chủ ngữ vẫn là cách nói trống không với người trên. Người Việt coi đó là cách ứng xử ngôn ngữ thiếu lễ phép, không phù hợp với văn hóa truyền thống.

Trên đây là tổng hợp 14 điểm tương đồng và 12 nét dị biệt về ngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện HĐH trực tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt. Nhận thức và vận dụng tốt các điểm này vào thực tế sử dụng ngôn ngữ sẽ giúp người tham gia giao tiếp tránh được xung đột văn hóa, thành thuận lợi hơn trên con đường tích lũy tri thức.

2.6. Tiểu kết chương 2

HĐH trực tiếp thực hiện bởi các PTNN mang hình thái kết cấu hỏi. Kết quả nghiên cứu có thể tóm lược như sau:

(1) BTH mang kết cấu hỏi là PTNN chủ yếu trong thực hiện HĐH. Đặc điểm của BTH thực hiện HĐH trực tiếp được phân tích qua các khuôn hỏi-hiện thực hóa trong giao tiếp. BTH thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu giải thích có số lượng các khuôn hỏi phong phú và đa dạng nhất. Đặc điểm của các BTH thực hiện HĐH trực tiếp khác cũng được xác lập với có hệ thống khuôn hỏi mang những dấu hiệu cấu trúc-hình thái đặc trưng.

(2) Các dạng hồi đáp cho HĐH trực tiếp tổng hợp từ nguồn tư liệu hội thoại và phân loại dựa vào các tiêu chí đáp ứng nhu cầu nhận thức (hồi đáp có-không CCTT), cách thức hồi đáp (trực tiếp- gián tiếp), mức độ CCTT (đủ/ đúng-thiếu/ lệch tiêu điểm nghi vấn), lí do không CCTT (không biết- không muốn CCTT)...

(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện HĐH trực tiếp có: độ tường minh TGĐ, hiện tượng tỉnh lược, phép dùng kính ngữ, các yếu tố tình thái-ngữ dụng...Ví dụ như: Độ tường minh TGĐ ảnh hưởng đến diễn tiến VĐHT và cấu trúc đoạn thoại.

Tỉnh lược ngôn ngữ giúp thực hiện HĐH một cách kinh tế, làm tăng tính liên kết phát ngôn…nhưng có thể khiến TGĐ mơ hồ, tăng áp lực CCTT, đe dọa thể diện…

(4) Ngoài những nét tương đồng-dị biệt mang tính phổ quát của các ngôn ngữ, những dị biệt mang tính loại hình giữa ngôn ngữ chắp dính (tiếng Hàn) và ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt), luận án tổng hợp các điểm tương đồng và dị biệt cơ bản trong thực hiện HĐH trực tiếp tiếng Hàn và tiếng Việt.

Như vậy, đặc điểm của HĐH trực tiếp với đặc trưng các khuôn hỏi của các BTH kết cấu hỏi, các phương thức hồi đáp cho HĐH trực tiếp đã được xác lập trong mối quan hệ với các yếu tố tình thái-ngữ dụng gắn liền với ngữ cảnh cụ thể. Các nét tương đồng và dị biệt của HĐH trực tiếp trong tiếng Hàn và tiếng Việt cũng được tổng hợp khá đầy đủ. Nhiệm vụ tương tự đối với HĐH thực hiện bởi các BTH không có kết cấu hỏi và mô hình kết hợp sẽ được đề cập ở chương sau.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 97 - 102)