Thế nào, kế hoạch Tết ra sao, chị Lý?

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 32 - 33)

- Mai, ba mươi: chơi chợ hoa, đi làm đầu. Tối, cúng tế gì thì cúng tế, rồi ăn cỗ tất niên”

<MLRTV, tr.49>13

Có thể thấy, HĐNT được thực hiện bởi BTH mang kết cấu hỏi trên đáp ứng 4 tiêu chí của HĐH một cách đầy đủ.

ĐT2:Đã có lần tôi hỏi một đứa học trò thường thiếu tiền học:

-“Bá”14 cháu lĩnh lương chưa?

Con bé tóc xõa hung hung và óng ánh như tơ này ngước mắt nhìn tôi. Mắt nâu trong của nó mờ đi sau màng nước đầy và óng ánh, nó nghẹn ngào:

- Thưa cậu, “bá” cháu mất việc từ tháng trước rồi!

<NNTA, tr.100>

Chỉ số nghi vấn của HĐNT ở trên khá cao (¾) nhưng khó có thể kết luận là biểu thức mang kết cấu hỏi được đánh dấu thực hiện HĐH, vì hai lí do sau:

Một là, Sp1 không biểu đạt ý yêu cầu Sp2 CCTT về việc lĩnh lương của bố mình mà dùng phát ngôn hỏi nhắc đóng tiền (Sp2 “thường thiếu tiền học”);

Hai là, tuy nhu cầu nhận thức (trên bề mặt) được đáp ứng, nhưng Sp2 cũng hiểu hành động chủ hướng trong phát ngôn của Sp1, tỏ ra áy náy.

Kết quả kiểm định các BTH của hai đoạn thoại trên được tổng hợp như sau15:

Bảng 1.3. Kiểm định tính nghi vấn của biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp

TT Tính nghi vấn Đth 1 Đth2

1 Sp1 có điều chưa biết muốn biết O X

2 Có đối tượng tiếp nhận HĐNT phù hợp O O

13 Các tác phẩm văn học được viết tắt theo phương thức: Tên tác phẩm + số trang có đoạn thoại được trích dẫn: Vd: Mùa lá rụng trong vườn, trang 49= <MLRTV, tr.49> dẫn: Vd: Mùa lá rụng trong vườn, trang 49= <MLRTV, tr.49>

14 Bá: bố hay cha [sách đã dẫn]

3 Thực hiện yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng PTNN.

O O

4 Hồi đáp CCTT đáp ứng nhu cầu nhận thức O O

4/4=HĐH ¾=HĐNT GT

1.2.3.3. Nhận diện hành động hỏi gián tiếp

Việc nhận diện các HĐNT gián tiếp gặp nhiều khó khăn hơn các HĐNT trực tiếp. Điều này có nguyên do từ việc người nói sử dụng những PTNN chuyên để thực hiện HĐNT trực tiếp này nhằm thực hiện một HĐNT khác một cách uyển chuyển hoặc mạnh mẽ hơn theo chiến lược và mục đích giao tiếp của mình.

Tác giả Đỗ Hữu Châu [11, tr.494-495] nhấn mạnh: “..hầu như tất cả các hành vi ở lời- nếu bảng thống kê các hành vi ở lời đã hoàn tất-đều có thể được dùng để thực hiện gián tiếp các hành vi khác...”. Vì vậy, HĐH có khả năng thực hiện gián tiếp bởi các BTH không có hình thái kết cấu hỏi nhưng có TNV cao. Dấu hiệu nhận diện HĐH với tư cách là HĐNT gián tiếp của các biểu thức này chính là yêu cầu CCTT chưa biết, cần biết nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của Sp1. Các dấu hiệu và qui trình, phương pháp nhận diện HĐH gián tiếp có độ tin cậy sẽ giúp người sử dụng ngôn ngữ thành công trong giao tiếp.

a. Dấu hiệu và qui trình nhận diện

Ta có thể nhận diện HĐH gián tiếp qua BTH không mang kết cấu hỏi nhưng có TNV cao. Qui trình nhận diện có thể xác lập như sau:

(1) Xác định biểu thức không mang kết cấu hỏi thực hiện HĐH gián tiếp, (2) Kiểm định mức độ TNV của HĐNT.

b. Nhận diện hành động hỏi bởi biểu thức hỏi lược thành phần nghi vấn

Với HĐH gián tiếp thực hiện bởi BTH lược thành phần nghi vấn, cần xét HĐNT trong mối quan hệ với hồi đáp CCTT, ảnh hưởng của các yếu tố ngữ dụng-tình thái; kết hợp với khả năng tái lập và bổ sung các IFIDs.

1) Kết cấu trần thuật và hồi đáp cung cấp thông tin: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để làm rõ quan hệ giữa HĐNT và hồi đáp CCTT, ta hãy xét đoạn thoại sau:

ĐT3: Nghe tiếng động, Đông nhổm dậy, uể oải giụi mắt, hơi có vẻ bị bất ngờ:

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 32 - 33)