- Anh chết, muốn sống thú thực với ta, rồi ta trình lên cụ lớn ngài liệu cho.(2)
b. Rèn thực hiện hành động hỏi gián tiếp
1) Thực hiện HĐH gián tiếp sử dụng các biểu thức kết cấu trần thuật/ cảm thán có V yêu cầu CCTT hàm ẩn: 모르겠습니다-không biết/ 궁금해요-tò mò…Vd: 성호
는 언제부터 아버지와 낚시를 한 것을 모르겠습니다. Tôi không biết Seungho đi câu cá cùng với bố từ khi nào…
2) Thực hiện HĐH gián tiếp sử dụng các biểu thức kết cấu cầu khiến có V yêu cầu CCTT tường minh. Vd: -대답해봐. 성호는 어릴 때부터 아버지와 무엇을 한지…
Hãy trả lời đi. Từ nhỏ Seungho thường làm gì cùng với bố...
3) Thực hiện HĐH gián tiếp sử dụng các biểu thức kết cấu trần thuật và cảm thán lược thành phần nghi vấn: Đây là PTNN không dễ sử dụng trong luyện tập và cả
trong giao tiếp thực tiễn. Cần có ngữ cảnh cụ thể phù hợp, có sự hợp tác tích cực của hai bên tham gia giao tiếp mới có sự tương hợp giữa hồi đáp CCTT và thành phần nghi vấn được khôi phục. Người dạy cần đầu tư nghiên cứu để xác lập/ sưu tầm để có thể đưa ra nhiều tình huống cho người học thực hành giao tiếp.
c. Rèn thực hiện hành động hỏi thực hiện bởi mô hình kết hợp
1) Thực hiệnHĐH trực tiếp và gián tiếp với mô hình ngoại vi đa kết hợp. Vd:
- 어릴때부터아버지와낚시를한사람은누구예요? 알려주시기바랍니다
Người đi câu với bố từ hồi nhỏ là ai thế? Rất mong (anh/ chị) cho tôi biết;
- 대답해. 성호는어릴때부터아버지와함께자주무엇을했어요?
Hãy trả lời đi. Từ nhỏ Seongho thường làm gì cùng với bố?.
2) Thực hiện HĐNT trực tiếp và gián tiếp bằng biểu thức kết cấu hỏi với mô hình
kết hợp nội tại đơn biểu thức: Với sự kết hợp hữu cơ (cả về hình thái và chức năng)
trong nội tại BTH, mô hình là một khó khăn đối với người thụ đắc tiếng Hàn như một L2 khi nhận diện và sử dụng chúng trong giao tiếp tương tác ngôn ngữ. Với mô hình này, các yếu tố tình thái-ngữ dụng của hoàn cảnh giao tiếp cần được đặc biệt quan tâm và vận dụng. Vd: - 성호는 어릴 때부터 아버지와 함께 자주 무엇을 했는지
아세요? Anh có biết từ nhỏ Seongho thường làm gì cùng với bố không?...Người
học cần có ý thức rèn tập với các khuôn hỏi nói chung và với các tiểu loại mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức nói riêng trong tương quan với hồi đáp.
Đồng thời với việc rèn kĩ năng thực hiện HĐH (qua hoạt động cá nhân), người dạy cần phải thiết kế các tình huống giao tiếp gần gũi với cuộc sống để người học
có thể thực hiện hoạt động tương tác ngôn ngữ (qua các hoạt động cặp/ nhóm), rèn luyện và nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lí và phản ứng hồi đáp đối với HĐNT yêu cầu CCTT. Bên cạnh đó, việc rèn năng lực thực hiện HĐH và hồi đáp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (với các biến ngữ dụng-tình thái đa dạng), phù hợp với đặc trưng văn hóa dân tộc…cần được quan tâm và thực hành có hệ thống, lặp lại và nâng cao liên tục dưới sự giám sát và điều chỉnh của người dạy.
4.3.2.2. Rèn thực hiện hành động hỏi-trả lời về ý nghĩa của từ
Vốn từ vựng phong phú có vai trò quan trọng trong sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, trong mô hình ứng dụng, phương thức rèn thực hiện HĐH và trả lời về ý nghĩa của từ có thể giúp đạt tới hai mục tiêu: i) nâng cao hiểu biết về từ; ii) nâng cao năng lực thực hiện HĐH và trả lời. Để tiến hành phương thức này, cần xác định các từ ngữ quan trọng (từ khóa) trong văn bản (viết/ nói), tiếp đó, tổ chức các hoạt động giao tiếp thực hiện hỏi-đáp về ý nghĩa của từ theo đặc trưng từ vựng.