Tiền giả định (presupposition)

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 43)

- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.

b.Tiền giả định (presupposition)

TGĐ là điều được người nói hoặc người nghe giả định dựa trên hiểu biết chung của hai bên giao tiếp trước khi nói [94, tr.42]. Tác giả Lê Đông [19, tr.43] nhấn mạnh: “Bất cứ câu trả lời cụ thể nào được đưa ra cho một câu hỏi cũng đều bắt buộc phải chấp nhận các TGĐ của nó”. Vd: Đầu giờ, cô giáo hỏi: -Các em đã hoàn thành

bài tập chưa? Đáp: -Thưa cô, rồi ạ). Trong tình huống này, hai bên có chung TGĐ:

i) Giờ trước, cô giao bài tập về nhà; ii) Cô hẹn, tuần này phải hoàn thành; iii) Đầu giờ tuần này, cô sẽ kiểm tra; iv) Cô và trò biết rõ đó là bài tập nào…Như vậy, tính chân thực và tường minh của TGĐ là yếu tố quan trọng để VĐHT diễn tiến thuận lợi và ngược lại. BTH trên có thể nhận được hồi đáp: Thưa cô bài tập nào ạ? (nếu có nhiều bài tập-TGĐ chưa rõ ràng) hoặc Thưa cô giờ trước kiểm tra, không có bài

tập ạ….(do cô nhớ nhầm-TGĐ thiếu chân thực).

Trong thực hiện HĐH, khi cả hai bên tham gia giao tiếp sở hữu chung và chấp nhận về thông tin được đề cập/ thông báo (là căn cứ để người nghe xác định đúng tiêu điểm hỏi và CCTT mới phù hợp), ta nói: BTH có TGĐ tường minh. Trong trường hợp ngược lại, nhiều khả năng ta sẽ có một TGĐ thiếu tường minh, không rõ ràng. Khi TGĐ thiếu tường minh, người nghe sẽ gặp khó khăn khi xác định tiêu điểm hỏi, lúc này cần thiết phải tường minh hóa TGĐ bằng bổ sung/ điều chỉnh thông tin. Tuy nhiên, độ tường minh TGĐ cũng phụ thuộc khá nhiều vào: mức độ ngang bằng hay chênh lệch trong vốn tri thức nền, sự gần gũi thông hiểu hay xa cách của hai bên tham gia giao tiếp... Ở đây, chúng tôi xét ảnh hưởng của độ tường minh TGĐ tới cấu trúc đoạn thoại, diễn tiến của VĐHT.

1.3.2.2. Tiền giả định tường minh và vận động hội thoại

Đoạn thoại là đơn vị bậc dưới của cuộc thoại, hướng tới một chủ đề duy nhất, có cấu trúc khá đa dạng. Chúng tôi phân tích trường hợp với 3 mô hình cấu trúc: i) Đoạn thoại một tham thoại; ii) Đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời tối thiểu và iii) Đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời mở rộng.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng hàn và tiếng việt) (Trang 43)