Sự cần thiết của điều chuyển vốn nội bộ đối với ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48 - 55)

Hệ thống ngân hàng được xem là xương sống đối với nền kinh tế của một quốc gia. Hoạt động ngân hàng gắn liền với vai trò điều phối dòng tiền, thúc đẩy sử dụng tốt nhất các nguồn lực tài chính của cộng đồng và quản lý dòng vốn chảy vào các lĩnh vực của nền kinh tế nơi giá trị đầu tư được tối đa hóa. Việc quản lý một hệ thống phức tạp như một ngân hàng, tạo nền tảng cho việc kinh doanh hiệu quả và làm cơ sở để ra quyết định vận hành là điều mà các nhà điều hành ngân hàng bắt buộc phải quan tâm, điều này luôn hiện diện trong chính sách vận hành của mỗi ngân hàng.

Một trong những nền tảng quan trọng nhất để hướng tới yếu tố hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng thương mại được hỗ trợ bởi cơ chế FTP. Thông qua chính sách xây dựng chi tiết về chi phí của từng ngân hàng trong việc cung cấp các loại sản phẩm

dịch vụ ngân hàng và xây dựng giá cả hợp lý, các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu hoặc ứng phó hiệu quả với các tình huống thay đổi trên thị trường tài chính ngân hàng. Ngày nay, quá trình quản lý cấu trúc giá nội bộ của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua cơ chế FTP là hết sức quan trọng đối với chính sách kinh doanh của các ngân hàng thương mại và thường là một chiến lược trọng yếu cho sự tồn tại và phát triển liên tục của ngân hàng.

Một cách dễ hình dung, sản phẩm cơ bản nhất của các ngân hàng thương mại gồm có cho vay và tiền gửi, được ngân hàng cung cấp cho khách hàng là các cá nhân hoặc tổ chức. Số tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng được chia thành nguồn dự trữ để phục vụ khách hàng khi nhu cầu phát sinh và nguồn để đầu tư tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Các ngân hàng với tư cách là tổ chức kiếm lợi nhuận, sẽ tập trung nguồn lực của họ vào công cụ lãi suất bởi vì đây là kênh kiếm thu nhập quan trọng nhất gắn liền với bản chất hoạt động của họ. Do đó, các ngân hàng phải tìm sự cân bằng giữa thu nhập cận biên đối với các khoản cho vay và chi phí cận biên đối với các khoản tiền gửi để đảm bảo rằng việc phục vụ khách hàng là đem lại hiệu quả về mặt kinh tế (Dermine, 2011). Cơ chế FTP ra đời dựa trên nguyên tắc căn bản này.

Hệ thống FTP nhìn chung cho phép phân tách thu nhập lãi. Như thể hiện trong một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh điển hình của ngân hàng thương mại như trình bày trong bảng 3.1, thu nhập lãi chiếm một phần trọng yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng:

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2007

1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 10.497.846 4.538.134 2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (7.769.589) (3.227.028)

I Thu nhập lãi thuần 2.728.257 1.311.106

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 680.301 342.592 4 Chi phí hoạt động dịch vụ (73.793) (71.377)

II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 606.508 271.215 III Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng 678.852 155.140 IV (Lỗ)/lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh

doanh (30.067) 344.990

V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 46.291 896.792

5 Thu nhập từ hoạt động khác 38.486 90.817

6 Chi phí hoạt động khác (1.130) (85.891)

VI Lãi thuần từ hoạt động khác 37.356 4.926

VII Thu nhập cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần và

các khoản đầu tư dài hạn 172.279 36.653

VIII Chi phí quản lý chung (1.590.903) (804.650) IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.648.573 2.216.172

X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (87.993) (89.357) XI Tổng lợi nhuận trước thuế 2.560.580 2.126.815

XII Chi phí thuế TNDN (349.898) (366.807)

XIII Lợi nhuận sau thuế 2.210.682 1.760.008

Thu nhập lãi thuần NII là thành phần lớn nhất trong thu nhập của ngân hàng thương mại (tiếp theo thông thường là phí từ hoạt động dịch vụ) và có thể chiếm tới 80% doanh thu của ngân hàng (Coffey, 2001). Trên báo cáo kết quả kinh doanh, thành phần này được phân tách thành thu nhập lãi và chi phí lãi cho toàn bộ ngân hàng và không có phân tích nào thêm. Phân tách kết quả lãi kế toán ròng thành các nhóm thành phần cho thấy rằng tất cả các khoản vay và tài sản khác tạo ra thu nhập lãi, trong khi tiền gửi và các khoản nợ khác mang chi phí lãi vay. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng biện pháp này sẽ dẫn đến việc đánh giá tất cả các khoản vay là có lợi và tất cả các khoản vay đều gây ra tổn thất. Điều này chắc chắn sẽ không chính xác, vì việc cho vay đối với khách hàng đòi hỏi nguồn vốn đến từ tiền gửi ngân hàng huy động được bởi các khách hàng khác. Như vậy mỗi khoản tiền gửi có một giá trị cho ngân hàng như một nguồn cung ứng cho hoạt động cho vay và mỗi khoản vay phải chịu chi phí sử dụng tiền từ nguồn huy động đó. FTP đã thiết lập ra mức giá nội bộ đối với tiền gửi, được khấu trừ dưới dạng chi phí từ các khoản vay hoặc ngược lại.

Không chỉ cho phép tính toán hiệu suất của các khoản vay, tiền gửi và các sản phẩm khác, FTP cũng cho phép đo lường thu nhập lãi theo các chi nhánh, ngành nghề kinh doanh và khách hàng. Đo lường lợi nhuận ở các cấp độ khác nhau cho phép so sánh nội bộ về hiệu quả, phục vụ công tác đánh giá và khen thưởng. Tính toán và cân đối hài hoà mức độ đóng góp của các nguồn lực khác nhau trong việc tạo ra lợi nhuận tổng thể là một trong những yếu tố cần thiết cho quản trị ngân hàng để từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định hợp lý về phân bổ nguồn lực, kiểm soát chi phí và tập trung nâng cao lợi nhuận. Thông tin về lợi nhuận của sản phẩm và khách hàng tạo ra cơ sở cho các quyết định về giá, đồng thời cho biết sản phẩm và khách hàng nào có hiệu quả nhất về chi phí và thu nhập cho ngân hàng. Đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý dựa trên lợi nhuận được tính toán chính xác trở nên quan trọng hơn với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong các dịch vụ tài chính ngân hàng trong môi trường rất nhạy cảm với những biến động.

Tầm quan trọng của FTP là rất lớn đối với các ngân hàng, để chứng minh có thể lấy ví dụ thực tế về việc các hệ thống FTP vận hành bị lỗi thậm chí có thể gây ra phá sản, như trường hợp của Ngân hàng quốc gia Franklin và nhiều tổ chức tài chính khác ở Mỹ vào những năm 1970 (Deventer, 2002).

3.2 Cách thức vận hành quá trình điều chuyển vốn nội bộ

Để dễ hiểu hơn về cơ chế FTP, thành tố quan trọng trong nguyên tắc quản lý vốn tập trung của ngân hàng, trước hết hãy đối chiếu lại với nguyên tắc quản lý vốn phân tán. Đây là cơ chế quản lý vốn từ các đơn vị quản lý đặt tại trung tâm các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Theo đó mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng con, trên nguyên tắc độc lập và tự chủ trong sử dụng nguồn và tạo lập nguồn, việc nhận hỗ trợ từ trụ sở chính chỉ diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng thiếu hụt và không thể cân đối. Hiệu quả kinh doanh cũng như các vấn đề về rủi ro đều do chính chi nhánh chịu trách nhiệm. Như vậy việc định giá các sản phẩm là có thể khác nhau giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống, phản ánh thông qua lời lỗ trực tiếp có được với khách hàng.

Theo thời gian, công nghệ và quản trị về ngân hàng phát triển, nguyên tắc quản lý vốn tập trung cho ngân hàng bắt đầu phát triển và ngày càng được các ngân hàng áp dụng triệt để, cơ chế FTP đã phát huy được hiệu quả của mình. Cơ chế FTP vận hành thông qua trung tâm quản lý vốn đặt tại trụ sở chính của mỗi ngân hàng, trên cơ sở các đơn vị kinh doanh trong hệ thống ngân hàng đó sẽ thực hiện mua bán vốn với trụ sở chính thông qua trung tâm quản lý vốn. Dưới góc độ của các trung tâm quản lý vốn, cơ quan này sẽ đứng ra mua lại tài sản nợ từ chi nhánh (ví dụ như các khoản chi nhánh huy động từ khách hàng) và bán vốn để qua đó chi trả cho toàn bộ tài sản có (điển hình như các khoản chi nhánh cho vay khách hàng). Việc mua bán vốn này hình thành nên cơ sở chi phí và doanh thu của chi nhánh, từ đó thu nhập sẽ được xác định thông qua chênh lệch mua bán với trụ sở chính. Trong quá trình này những vấn đề về thanh khoản, tỷ giá hay lãi suất sẽ được chuyển toàn bộ về trụ sở chính ngân hàng cho việc quản lý tập trung. Quy trình của cơ chế FTP trong ngân hàng dưới góc độ trụ sở chính được mô tả như sau:

Hình 3.1. Quy trình hoạt động của cơ chế FTP tại ngân hàng

Nguồn: Pushkina (2013) và tổng hợp của tác giả

Mặc dù khái niệm cơ bản của cơ chế FTP là khá đơn giản, tuy vậy việc thực hiện, quản lý và giải thích các kết quả có thể tương đối phức tạp và đòi hỏi các ngân hàng phải phân bổ nguồn lực triển khai. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chỉ ra một số điểm yếu tồn tại trong cách thức tổ chức của một số ngân hàng trước rủi ro thị trường và do đó đã nâng tầm quan trọng của FTP (Turner, 2008). Rõ ràng qua khủng hoảng đã cho thấy rằng nguồn tài trợ dựa trên thị trường không phải lúc nào cũng luôn sẵn có để đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản của các tổ chức ngân hàng.

Để vận hành theo cơ chế FTP, trụ sở chính của mỗi ngân hàng định kỳ sẽ chịu trách nhiệm xác định và thông báo giá mua bán vốn tới tất cả các đơn vị kinh doanh trong hệ thống. Sau khi nhận được thông báo, căn cứ trên kế hoạch được giao và năng lực triển khai hiện tại, kết hợp với bảng giá mua bán vốn thì các đơn vị kinh doanh sẽ đưa ra chiến lược thực hiện tại đơn vị mình. Mỗi thời kỳ mức giá mua bán sẽ được xây dựng căn cứ vào diễn biến tình hình thị trường, căn cứ vào từng sản phẩm hướng đến

từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề kinh doanh hay từng loại kỳ hạn, đồng tiền tạo lập nguồn hay sử dụng vốn để điều chỉnh cho phù hợp.

Các ngân hàng cần áp dụng cơ chế FTP để đảm bảo rằng báo cáo tài chính của họ phản ánh tình hình thực tại của ngân hàng, thông qua các số liệu quan trọng trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Một trong những phương pháp quan trọng nhất đo lường lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập lãi thuần. Thu nhập lãi thuần từ trước đến nay trong kinh doanh ngân hàng là động lực lớn nhất cho lợi nhuận của sản phẩm, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng. Báo cáo kết quả kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào thể hiện thu nhập lãi và chi phí lãi phát sinh trong kỳ kế toán và thường không phân tích chi tiết về các thành phần cụ thể này.

Trong trường hợp không có một cơ chế FTP được vận hành, lúc đó sẽ xuất hiện vấn đề rằng người ta sẽ lầm tưởng tất cả các khoản tiền gửi vào ngân hàng thì ngân hàng chỉ đang chịu chi phí. Có thể nói việc xem xét tất cả các khoản tiền gửi như là một khoản chi phí sẽ không chính xác, khi mà việc cấp một khoản vay cho một khách hàng đòi hỏi tiền mà nguồn này thường đến từ tiền gửi thu được từ một khách hàng khác. Khi tính toán giá cả cho mỗi khoản vay, cơ chế FTP sẽ thiết lập một mức giá nội bộ trên mỗi khoản tiền gửi trong một ngân hàng và được khấu trừ như một chi phí vốn cho khoản vay. Vì vậy, thông qua hệ thống FTP thì ngân hàng đã hoàn toàn có những thông tin rõ ràng về lợi nhuận của các khoản vay, các khoản tiền gửi và các sản phẩm khác để từ đó có những điều chỉnh trong cơ cấu tài sản nợ và tài sản có sao cho hiệu quả nhất. Không dừng lại ở đó, cơ chế hữu hiệu này còn cho phép các ngân hàng đo lường lợi nhuận của các ngành nghề kinh doanh khác nhau, các đối tượng khách hàng khác nhau (Kocakulah & Egler, 2006). Từ việc đánh giá được đặc điểm và hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh khác nhau trong hệ thống mà từ đó cho phép ban điều hành của ngân hàng đưa ra quyết định chiến lược về giá cả sản phẩm, phát huy được tốt nhất lợi thế của từng chi nhánh ở từng địa bàn. Ngoài ra, cơ chế FTP còn giúp đo lường hiệu quả quản lý tài sản và nợ của trung tâm chuyên trách của mỗi ngân hàng, được phụ trách bởi ALCO trong mỗi ngân hàng.

FTP còn được đề xuất như một kênh mà qua đó một hệ thống quản lý rủi ro có thể được sử dụng cho các ngân hàng. Các phòng ban trụ sở chính sẽ chịu trách nhiệm về

vấn đề kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất hay các vấn đề khác nói chung xuất phát từ thị trường để trả lại đúng trách nhiệm kinh doanh chính cho các chi nhánh, tập trung tối đa hoá lợi nhuận mà trách nhiệm không bị chồng chéo, nguồn lực được tập trung thay vì phải phân tán. Cơ chế FTP phát huy được vai trò trong việc khuyến khích hoặc hạn chế cho vay vào những ngành nghề kinh doanh, những nhóm đối tượng khách hàng nhằm cơ cấu lại danh mục cho vay của ngân hàng, hướng đến giải quyết bài toán rủi ro tín dụng.

FTP có thể tạo điều kiện cho việc đo lường lợi nhuận của các thành phần khác nhau (từng chi nhánh, sản phẩm, khách hàng và tài khoản) của ngân hàng bằng cách phân bổ chi phí phù hợp liên quan đến doanh thu. Bằng cách tính phí người dùng vốn và trả công cho các nhà cung cấp vốn, ban lãnh đạo ngân hàng có thể theo dõi và đánh giá xem các đơn vị kinh doanh có làm tăng thêm giá trị cho ngân hàng hay không. Do đó, FTP cho phép các nhà quản lý ngân hàng hiểu được tác động của từng đơn vị trong việc tạo ra lợi nhuận. Khi đó cơ chế FTP với đặc tính giúp phân bổ thu nhập – chi phí một cách khách quan và công bằng cho từng chi nhánh ngân hàng để qua đó xác định chính xác mức độ đóng góp vào thu nhập chung của cả ngân hàng, đã được xem là công cụ hữu hiệu giúp các nhà điều hành ngân hàng khơi gợi lên động lực kinh doanh của từng chi nhánh trong hệ thống. Ở đó, người đứng đầu mỗi đơn vị chịu trách nhiệm hoặc hưởng thành quả lao động căn cứ trên những quyết định mà họ đưa ra.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)