Từ những vấn đề đã trình vày về công tác vận hành của hệ thống FTP trong giai đoạn khảo sát, tác giả xin đưa ra một số đánh giá sau:
Bảng 6.2. Đánh giá việc vận hành hệ thống FTP tại VietinBank
Mặt tích cực Mặt hạn chế
Cho phép ngân hàng xác định chính xác mức độ đóng góp, dự tính lợi nhuận của từng đơn vị kinh doanh trong ngân hàng một cách chủ động
Biểu giá điều chuyển thường xuyên cập nhật, gây trở ngại cho các chi nhánh trong quá trình hoạt động
Quản lý rủi ro thanh khoản hay rủi ro lãi suất khi đã được tập trung về trụ sở chính
Ngân hàng chưa xây dựng đường cong lãi suất FTP làm cơ sở để xây dựng giá điều chuyển
Tính đến điều chỉnh thanh khoản trong giá FTP với các phần bù rủi ro thanh khoản khác nhau được áp dụng
Hệ thống FTP không thể linh hoạt được mức giá điều chuyển đảm bảo cân nhắc đến những vấn đề thuộc về tính chất đặc thù và lợi thế hay điểm hạn chế của chi nhánh
Rất phù hợp cho các ngân hàng lớn với mật độ giao dịch thường xuyên như VietinBank
Đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư cho nền tảng công nghệ hiện đại và đồng bộ xuyên suốt
Thực hiện mua bán vốn khớp kỳ hạn đến từng giao dịch, cập nhật lãi suất FTP hàng ngày
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên cơ chế FTP tham khảo từ VietinBank
Mặc dù được xem là một trong những ngân hàng đi đầu trong vấn đề ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin trong quản trị ngân hàng, tuy nhiên VietinBank cũng cho thấy những điểm hạn chế trong vận hành FTP. Nhưng cần phải thừa nhận rằng dù cho có áp dụng phương pháp điều chuyển hiện đại thì về bản chất khôngcơ chế quản lý vốn nào là không tránh khỏi nhược điểm. Với VietinBank đó là phương pháp FTP khớp kỳ hạn, đảm bảo tính toán chi tiết đến từng giao dịch.
6.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (ngân hàng Nam Á) là ngân hàng không có vốn nhà nước chi phối và thuộc nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ tại Việt Nam. Trước tháng 6/2012, ngân hàng Nam Á quản lý vốn theo cơ chế phân tán. Theo đó thì các chi nhánh phải xác nhận thủ công với trụ sở chính (bằng các hình thức thư điện tử, điện thoại) để đảm bảo công tác cân đối nguồn cho các giao dịch vốn phát sinh.
Trong giai đoạn vận hành cơ chế quản lý vốn phân tán, mặc dù có những thành công nhất định nhưng khi ngân hàng Nam Á tăng trưởng về quy mô và mở rộng số lượng các đơn vị kinh doanh, giao dịch tăng lên nhiều hơn trước thì cũng là lúc cơ chế vốn phân tán cho thấy những hạn chế.
Nhận thấy những vấn đề cần phải khắc phục, đồng thời đặt mục tiêu cải tiến theo xu hướng phát triển ngành ngân hàng hiện đại, ngân hàng Nam Á bắt đầu triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung với hệ thống vận hành FTP làm nền tảng từ tháng 07/2012. Trong quá trình vận hành, cơ chế FTP mà ngân hàng Nam Á áp dụng đã liên tục có những cải tiến, tập trung vào đánh giá hiệu suất kinh doanh của các đơn vị và đồng thời hỗ trợ công tác quản lý rủi ro của toàn ngân hàng.
6.3.1 Thực tế áp dụng định giá điều chuyển vốn nội bộ của ngân hàng Nam Á
Hệ thống FTP của ngân hàng Nam Á vận hành trên nguyên tắc toàn bộ tài sản nợ của đơn vị kinh doanh được bán về trụ sở chính và toàn bộ tài sản có được mua từ trụ sở chính. Với những giao dịch mua bán vốn này thì đơn vị kinh doanh sẽ được hưởng thu nhập hoặc ngược lại trả chi phí cho trụ sở chính. Từng giao dịch mua bán đều được điều chuyển với mức giá khớp với đặc điểm của giao dịch như về các kỳ hạn, đặc điểm lãi suất mà đơn vị kinh doanh huy động hay cho vay khách hàng.
Phần mình thì trụ sở chính của ngân hàng sẽ đứng ra xử lý nhu cầu vốn của các đơn vị kinh doanh, trong trường hợp cần cân đối vốn thì trụ sở chính sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Với cơ chế hoạt động của ngân hàng Nam Á, việc quản lý rủi ro được tập trung vào trung tâm vốn của trụ sở chính thay vì phân tán ở các đơn vị kinh doanh.
Doanh số và kết quả giao dịch được hệ thống FTP của ngân hàng thực hiện tính toán tự động hàng ngày. Thông qua phần mềm quản lý chuyên dụng, khi phát sinh bất cứ nhu cầu nào về vốn với quy mô lớn (hạn mức được ngân hàng thông báo trong từng
thời kỳ) thì đơn vị kinh doanh có nghĩa vụ thông báo trước để phòng quản trị nguồn vốn phối hợp với các phòng ban khác của trụ sở chính có những kế hoạch chuẩn bị hợp lý nhằm đảm bảo thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn chung toàn hệ thống.
Cơ chế FTP tại ngân hàng Nam Á xác định giá điều chuyển nội bộ dựa trên lãi suất huy động bình quân của từng kỳ hạn (sau đó tính toán các biên độ và phần bù để cho ra giá điều chuyển) mà chưa tính được các mức lãi suất phân bổ cho từng sản phẩm huy động hoặc cho vay thuần túy, hay nói cách khác là phương pháp FTP đa nhóm giá được áp dụng.
Biểu giá FTP của ngân hàng Nam Á được thiết kế với nguyên tắc đảm bảo cân đối kỳ hạn của nguồn tiền gửi và tiền vay, giá mua vốn cho các kỳ huy động trung và dài hạn cao hơn các kỳ ngắn hạn đã khuyến khích các đơn vị tập trung khai thác huy động tiền gửi dài hạn nhằm duy trì các tiêu chuẩn an toàn về vốn. Biểu giá FTP là biểu giá chung và được áp dụng cho những giao dịch phát sinh trên phạm vi toàn hệ thống của ngân hàng. Tất cả các chi phí và thu nhập của đơn vị kinh doanh từ đó được xác định một cách chính xác, làm cơ sở cho ban lãnh đạo ngân hàng phân chia chỉ tiêu kinh doanh và đánh giá mức độ đóng góp vào lợi nhuận chung của toàn ngân hàng. Hệ thống FTP của ngân hàng Nam Á cũng tích hợp một số biểu mẫu báo cáo hỗ trợ người dùng, ví dụ như mẫu báo cáo cho biết kết quả điều chuyển vốn nội bộ theo từng ngày của từng đơn vị kinh doanh, báo cáo theo loại tiền tệ, báo cáo theo khách hàng,…
6.3.2 Cách thức vận hành hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng Nam Á Nam Á
Ngân hàng Nam Á triển khai thực hiện quy trình ứng dụng cơ chế FTP hàng ngày như sau:
Bước 1: Cuối mỗi ngày giao dịch, người dùng tại chi nhánh tiến hành khóa ngày làm việc trên hệ thống phần mềm vận hành.
Bước 2: Hệ thống FTP tự động tính toán và hiển thị số dư vốn hay các giao dịch mới tương ứng phát sinh trong ngày cho toàn bộ tài sản và nguồn vốn.
Bước 3: Hệ thống FTP tự động kiểm tra các giao dịch được gia hạn tái tục với kỳ hạn mới.
Bước 4: Hệ thống FTP tự động kiểm tra các giao dịch đã tất toán trong ngày trước hạn hoặc đến hạn.
Bước 5: Hệ thống FTP tự động kiểm tra và tính lại lãi cộng dồn đối với các trường hợp rút một phần vốn.
Bước 6: Hệ thống FTP tự động tính lãi lỗ hàng ngày của chi nhánh trong quá trình kinh doanh và thực hiện điều chuyển vốn.
Bước 7: Chi nhánh kiểm tra và thực hiện báo cáo danh sách các giao dịch điều chuyển vốn với trụ sở chính vào ngày hôm sau.
Trong quá trình xây dựng biểu giá FTP dùng trong mua bán vốn nội bộ, trụ sở chính của ngân hàng Nam Á cân nhắc đến các yếu tố như tình hình lãi suất thị trường, các vấn đề về thanh khoản, định hướng kinh doanh của ngân hàng Nam Á trên toàn hệ thống và đối với các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ. Ngoài ra các yếu tố liên quan đến từng giao dịch mua bán vốn như đặc điểm lãi suất của vốn, kỳ hạn của nguồn vốn điều chuyển cũng được xem xét.
Định giá điều chuyển đối với tiền gửi
Quá trình điều chuyển tiền gửi huy động giữa trụ sở chính và các đơn vị kinh doanh được tiến hành với mức giá điều chuyển được xác định như sau:
Giá FTP tiền gửi = Lãi suất huy động + Chi phí thanh khoản + Biên độ mua vốn Lãi suất huy động là lãi suất huy động từng kỳ hạn của khách hàng, hay vốn liên ngân hàng, các nguồn vốn khác do ngân hàng Nam Á thực hiện trong từng thời kỳ.
Chi phí thanh khoản là ước tính những chi phí phát sinh do ngân hàng phải duy trì một danh mục tài sản có có tính thanh khoản cao để đáp ứng các quy định về an toàn hệ số thanh khoản. Ngân hàng Nam Á có đưa ra những hướng dẫn chi tiết về cách thức xác định phần giá trị chi phí thanh khoản này.
Biên độ mua vốn là biên độ mà trung tâm vốn quyết định căn cứ vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng Nam Á từng giai đoạn, ví dụ như định hướng phát triển sản phẩm từng thời kỳ, chủ trương khuyến khích hay phát triển một phân khúc sản phẩm nào đó, biến động tình hình thị trường,…
Định giá điều chuyển đối với tiền vay
Cách thức mà ngân hàng Nam Á xác định giá điều chuyển FTP đối với phần vốn vay giao dịch giữa trụ sở chính và các đơn vị kinh doanh có xem xét đến yếu tố giá FTP của tiền gửi, cụ thể như sau:
Phần bù thanh khoản là phần đại diện cho yếu tố độ lệch kỳ hạn giữa việc huy động với kỳ hạn ngắn và cho vay với kỳ hạn dài. Ngân hàng Nam Á cũng đưa ra những hướng dẫn chi tiết về cách thức xác định phần bù thanh khoản này.
Biên độ bán vốn là khoản mục do trung tâm vốn xây dựng căn cứ vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng Nam Á từng giai đoạn.
6.3.3 Đánh giá hoạt động định giá điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng Nam Á
Quá trình đưa vào vận hành cơ chế FTP theo xu hướng quản lý vốn hiện đại của ngân hàng Nam Á đã cho thấy một số bước tiến trong công tác quản lý vốn của ngân hàng. Tuy nhiên ở đó vẫn có ghi nhận những những vấn đề hạn chế nhất định về công tác vận hành của hệ thống FTP trong giai đoạn khảo sát. Bảng 6.3 tóm tắt lại các điểm đánh giá chính:
Bảng 6.3. Đánh giá việc vận hành hệ thống FTP tại ngân hàng Nam Á
Mặt tích cực Mặt hạn chế
Cho phép ngân hàng phân bổ chính xác chi phí và thu nhập, từ đó xác định đúng mức độ đóng góp, dự tính lợi nhuận của từng đơn vị kinh doanh trong ngân hàng
Hệ thống FTP xây dựng biểu giá chung, không thể linh hoạt cân nhắc đến những vấn đề thuộc về tính chất đặc thù của các địa bàn kinh doanh, sản phẩm chuyên biệt
Quản lý rủi ro thanh khoản hay rủi ro lãi suất khi đã được tập trung về trụ sở chính. Từ khi áp dụng cơ chế FTP, các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng Nam Á luôn ở trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng chưa xây dựng đường cong lãi suất FTP làm cơ sở để xây dựng giá điều chuyển
Giúp ngân hàng khuyến khích hoặc hạn chế cho vay ở một số lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng nhằm điều chỉnh danh mục cho vay, hạn chế rủi ro tín dụng
Hệ thống FTP vận hành trên nền tảng công nghệ đôi khi gặp vấn đề kỹ thuật, quá tải hệ thống, ghi nhận những kết quả sai sót
Hệ thống FTP của ngân hàng Nam Á cho thấy những hạn chế gắn liền với phương pháp FTP đa nhóm giá được áp dụng. Ở đó không đòi hỏi ngân hàng quá nhiều về nguồn lực và minh chứng là ngân hàng Nam Á chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cho việc vận hành cơ chế FTP do tốn kém chi phí. Ngân hàng Nam Á đã tự xây dựng phần mềm dữ liệu cho cơ chế FTP từ số liệu của hệ thống ngân hàng lõi của mình thay vì mua bản quyền phần mềm của các tổ chức chuyên nghiệp.
6.4 Đánh giá chung quá trình triển khai định giá điều chuyển vốn nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ngân hàng thương mại Việt Nam
Cũng tương tự như hệ thống ngân hàng các nước, cơ chế FTP cũng đã được các ngân hàng Việt Nam áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện tại. Ở các nước, một ngân hàng hầu như chỉ bao gồm một trụ sở chính cùng các chi nhánh phụ thuộc có đủ vốn điều lệ theo luật định và nằm gọn trong một phân khúc thị trường, hoạt động gần như độc lập với trụ sở chính để qua đó phát huy tác dụng của cơ chế FTP. Thực tế ngân hàng ở Việt Nam có những khác biệt, khi mà mạng lưới chi nhánh của chi nhánh từng ngân hàng là dày đặc, dưới đó có thêm mạng lưới các phòng giao dịch phủ khắp, trải dài trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau và đặc thù cơ chế FTP đòi hỏi tính hệ thống cao nên khó phát huy tối đa tác dụng.
Việc có quá nhiều chi nhánh và phủ rộng mạng lưới hoạt động trên nhiều địa bàn không tương đồng như tại Việt Nam là trở ngại trong áp dụng cơ chế FTP, khi mà ý nghĩa cốt lõi của cơ chế là định giá mua bán vốn để áp dụng cho toàn hệ thống và như vậy trong trường hợp này thì mức giá sẽ rất khó để xây dựng. Nếu phải điều chỉnh để hài hoà thì vô tình lại phá vỡ cơ chế hệ thống của cơ chế, gây ra sự không đồng tình. Lấy ví dụ một chi nhánh ngân hàng hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn phải có những khác biệt với đơn vị hoạt động tại Nghệ An hay Thái Bình, đồng thời cũng không đồng nhất với chi nhánh trên địa bàn Cà Mau hay Bạc Liêu. Cơ chế FTP về nguyên tắc sẽ phát huy lợi ích trong trường hợp đảm bảo tính cân đối hài hoà và phù hợp ở mỗi địa bàn kinh doanh, tuy nhiên lại là thách thức lớn đối với thị trường Việt Nam.
Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp trụ sở chính ngân hàng áp đặt giá mua bán vốn cho các chi nhánh trong hệ thống, gây ra những trở ngại về mặt tâm lý và từ đó ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động chung. Giá mua vốn của trụ sở chính quá thấp hay giá bán vốn quá cao khiến các chi nhánh phải tìm nhiều cách để giải quyết bài toán thu nhập và chi phí, khoả lấp các khoản chênh lệch và từ đó dẫn đến những sai sót hay bất hợp lý trong cơ cấu tài sản nguồn vốn của chi nhánh.
Một khía cạnh quan sát được từ thực tế hoạt động của các chi nhánh ngân hàng rằng đối với chương trình ưu đãi mà theo đó chi nhánh được hưởng một mức chênh lệch cố định do trụ sở chính quy định đối với từng sản phẩm, đã xuất hiện tình trạng các chi nhánh chọn sai mã chương trình ưu đãi trên hệ thống tác nghiệp nhằm được hưởng lợi ích cao hơn. Hoặc có tình trạng chi nhánh chủ động cho khách hàng tất toán các khoản vay trước hạn để chuyển sang giải ngân theo các chương trình ưu đãi mà bản thân chi nhánh thu được lợi ích cao hơn, thậm chí xét duyệt các khách hàng vào diện được ưu đãi không đúng quy định để chi nhánh hưởng chênh lệch cao. Hệ quả là lợi nhuận của hệ thống ngân hàng không hề tăng trái lại có thể giảm, lợi ích này được chuyển sang