Mô hình tham khảo

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 181 - 190)

Một mô hình FTP được ngân hàng phát triển trước hết cần đạt được mục tiêu đo lường hiệu suất kinh doanh ngân hàng chính xác. Mô hình FTP phải phân bổ hợp lý chi

phí rủi ro ngân hàng, lợi nhuận từ việc quản lý rủi ro trong ngân hàng và phải phản ánh sự đóng góp của bất kỳ hoạt động đơn vị ngân hàng nào một cách đầy đủ. Việc đo lường đóng góp lợi nhuận đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá đúng hoạt động của các đơn vị và sản phẩm kinh doanh, giúp thiết lập một hệ thống khuyến khích quản lý ngân hàng phù hợp.

Mô hình FTP cho ngân hàng được phát triển dựa trên các phương pháp FTP nên dựa trên giá thị trường. Có một số lý do tại sao giá thị trường được sử dụng làm cơ sở để phát triển mô hình FTP ngân hàng. Cơ chế điều chuyển vốn giúp ngân hàng thiết lập thị trường vốn nội bộ cạnh tranh. Trong thị trường vốn nội bộ này, đơn vị cho vay và huy động có thể thực hiện nhiều giao dịch vốn như họ muốn. Trong trường hợp này, như đã thảo luận trước đây, ALCO hoạt động như một cơ quan thanh toán bù trừ vốn. Giá thị trường có thể được sử dụng làm giá điều chuyển không chỉ khi có thị trường cạnh tranh, mà còn cần có sự phụ thuộc tối thiểu của các đơn vị kinh doanh. Theo dòng tiền được thiết kế, việc giới thiệu ALCO giảm thiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị cho vay và huy động trong nội bộ ngân hàng vì cả hai chỉ thực hiện giao dịch tiền với ALCO. Do đó, đơn vị cho vay không cần quan tâm đến các hoạt động được thực hiện bởi các đơn vị huy động vốn và ngược lại. Ngoài ra ALCO có thể có được thông tin thị trường tiền thông qua các đơn vị chuyên trách, có thể dễ dàng truy cập vào thị trường vốn bên ngoài.

Trách nhiệm quản lý rủi ro ngân hàng và khả năng kiểm soát của các đơn vị kinh doanh và các nhà quản lý ALCO phải được xác định rõ ràng. Mỗi đơn vị kinh doanh ngân hàng phải chịu chi phí cho các rủi ro liên quan đến giao dịch vốn của mình. Khi rủi ro được chuyển ra khỏi các đơn vị kinh doanh, theo đó chi phí của các rủi ro được giao cho các đơn vị kinh doanh nên được giảm. Do đó, điều chỉnh rủi ro nên được thực hiện theo giá thị trường. Những điều chỉnh rủi ro này phải được thực hiện để phản ánh các thuộc tính duy nhất của tổ chức tài chính hoặc công cụ cụ thể.

Các thảo luận trên cho thấy mô hình FTP của ngân hàng cần có hai thành phần, là giá thị trường tiền tệ và điều chỉnh rủi ro đối với giá thị trường tiền tệ (Quan, 2009). Giá thị trường tiền tệ được lấy từ thị trường bên ngoài, và phản ánh nguồn hoặc việc sử dụng vốn trong thị trường tiền tệ. Giá thị trường tiền tệ được sử dụng cho các công cụ

tài chính được giao dịch tích cực trên thị trường tiền tệ. Ở đây có thể hàm ý giá thị trường tiền tệ là giá điều chuyển vốn cơ sở.

Trong trường hợp của các tổ chức tài chính, giá thị trường có thể là lãi suất liên ngân hàng. Các công cụ tài sản và nợ phải trả của ngân hàng có giá dựa trên LIBOR được giao dịch tích cực trên thị trường tiền tệ. Nhiều nguồn tài liệu được tác giả tham khảo trong quyển sách này cũng cho thấy các ngân hàng sử dụng LIBOR để định giá các giao dịch vốn của họ.

Khi đưa nguồn vốn của ngân hàng vào dự trữ có thể hấp thụ tổn thất từ các hoạt động rủi ro. Tuy nhiên, nó phải chịu chi phí cơ hội. Vốn có thể được cung cấp bởi các chủ sở hữu ngân hàng và được đầu tư vào các công cụ tài chính thanh khoản với rủi ro tối thiểu, do đó có lãi suất phi rủi ro. Tuy nhiên, chủ sở hữu ngân hàng yêu cầu lợi nhuận từ các khoản đầu tư của vốn không thấp hơn lợi tức yêu cầu của họ. Do đó, có chi phí cơ hội tồn tại do đặt vốn vào các nguồn dự trữ. Theo đó chi phí cơ hội được coi là phần bù rủi ro để bù đắp cho những tổn thất tiềm tàng từ các hoạt động rủi ro. Chi phí cơ hội phát sinh khi dự trữ vốn ban đầu được tập trung trong ALCO. Mô hình FTP được phát triển để gán chi phí cơ hội hoặc mức phí dự trù rủi ro cho các đơn vị kinh doanh. Giá điều chuyển vốn có thể được xây dựng như sau:

FTP = Giá thị trường cơ sở + Chi phí cơ hội của vốn dự trữ = FTP

cơ sở + Phí dự trù rủi ro (7.1)

Một hệ thống FTP hiệu quả cũng cần xem xét việc phân bổ chi phí cho các đơn vị kinh doanh và bao gồm giá điều chuyển cho các dịch vụ nội bộ như kế toán hoặc dịch vụ pháp lý. Một mô hình FTP cũng có thể bao gồm các phần cộng thêm (mark-ups) do các chính sách thương mại cung cấp các ưu đãi.

Do đó, phương trình 7.1 cần được điều chỉnh thành phương trình 7.2 để phản ánh thực tế rằng chi phí đầu tư và phần cộng thêm được xem xét.

FTP = FTP cơ sở + Phí dự trù rủi ro + Chi phí chung + Biên độ

cộng thêm (7.2)

Mô hình FTP tập trung vào mục đích quản lý rủi ro ngân hàng hiệu quả, việc xác định chi phí hoạt động chung và phần cộng thêm nằm ngoài phạm vi của quyển sách này. Mô hình FTP ngân hàng phải được phát triển ở cấp độ đơn vị kinh doanh ngân

hàng và sản phẩm. Với cả hai mô hình, hiệu suất của các đơn vị kinh doanh và sản phẩm ngân hàng có thể được đo lường tương ứng.

Phí dự trù rủi ro trong công thức 7.1 là các thành phần doanh thu cho các công cụ nợ phải trả do giá điều chuyển được áp dụng cho các đơn vị huy động để cung cấp vốn. Khi các đơn vị này quản lý ít rủi ro phát sinh bởi các khoản nợ, các đơn vị này theo đó kiếm được ít phí dự trù rủi ro hơn. Trong trường hợp này, giá điều chuyển cho các đơn vị huy động được giảm để phản ánh thực tế rằng các đơn vị này thực hiện đóng góp lợi nhuận ít hơn do quản lý ít rủi ro hơn.

Mặt khác, phí dự trù rủi ro trong công thức 7.1 là các thành phần chi phí cho các công cụ tài sản do giá điều chuyển được sử dụng để tính phí cho các đơn vị sử dụng vốn. Khi các đơn vị này quản lý ít rủi ro phát sinh bởi tài sản, đóng góp lợi nhuận cho các đơn vị tài sản cần phải giảm đi. Trong tình huống này, giá điều chuyển cho các công cụ tài sản theo đó được tăng lên để phản ánh thực tế rằng các đơn vị sử dụng vốn kiếm được ít đóng góp lợi nhuận hơn do quản lý ít rủi ro phát sinh từ tài sản.

Phí dự trù rủi ro là các khoản đóng góp lợi nhuận được tạo ra từ việc quản lý rủi ro ngân hàng. Mô hình FTP được phát triển cần đảm bảo phân bổ hợp lý tổng đóng góp lợi nhuận giữa các đơn vị huy động, cho vay và ALCO.

Mô hình FTP cho các khoản nợ phải trả

Giá điều chuyển cho các khoản nợ phải trả cho thấy các đơn vị quản lý phải được ghi nhận thu nhập bao nhiêu để cung cấp vốn cho ALCO. Nợ phải trả của ngân hàng liên quan đến các rủi ro cả có thể kiểm soát và không kiểm soát được bởi các nhà quản lý nguồn vốn. Để quản lý hiệu quả các rủi ro nợ phải trả, các rủi ro không thể kiểm soát được chuyển đến ALCO.

Do đó, các nhà quản lý nợ phải trả không còn quản lý các rủi ro không thể kiểm soát của họ và không nên được ghi nhận thu nhập để quản lý các rủi ro này. Như vậy, giá điều chuyển đối với các khoản nợ phải trả được giảm theo mức phí dự trù rủi ro không kiểm soát được. Do đó giá điều chuyển cho các khoản nợ phải trả được phát triển như sau:

FTP mua vốn = FTP cơ sở – Phí dự trù rủi ro (nợ phải trả) không

Mô hình FTP cho các khoản tài sản

Giá điều chuyển cho tài sản ngân hàng cho thấy số chi phí nên được tính cho việc sử dụng vốn. Tương tự như các khoản nợ, tài sản ngân hàng liên quan đến các rủi ro cả có thể kiểm soát và không kiểm soát được bởi các nhà quản lý tài sản. Để quản lý hiệu quả các rủi ro tài sản, các rủi ro không thể kiểm soát được phải được loại bỏ khỏi đơn vị và chuyển sang ALCO. Do đó, các nhà quản lý tài sản không còn chịu trách nhiệm quản lý các rủi ro ngoài tầm kiểm soát của họ và không nên được ghi nhận thu nhập để quản lý các rủi ro này, thay vào đó họ phải bị ghi nhận chi phí vì phát sinh rủi ro không thể kiểm soát được. Chi phí của các nguồn vốn được sử dụng bởi các nhà quản lý tài sản được tăng lên bằng số phí dự trù rủi ro không kiểm soát được, được gán cho ALCO. Do đó, giá điều chuyển cho tài sản ngân hàng được phát triển như sau:

FTP mua vốn = FTP cơ sở + Phí dự trù rủi ro (tài sản) không thể

kiểm soát (7.4)

Xây dựng mô hình tham khảo đơn giản

Dựa trên các cách tiếp cận FTP khác nhau, các khía cạnh chính đã được nghiên cứu để hiểu khuôn khổ của FTP trong ngân hàng thương mại và từ những khuôn khổ này dẫn đến ý tưởng cho một mô hình FTP đơn giản. Mô hình này được thiết kế dựa trên các nguyên tắc cơ bản của cách tiếp cận đa nhóm giá để đáp ứng các yêu cầu trước mắt của các ngân hàng, nhưng nó được đơn giản hóa để khắc phục một số nhược điểm chính của phương pháp này, đồng thời cung cấp những gợi ý tham khảo cho nhu cầu ngân hàng thương mại trong tương lai mà đặc biệt là những ngân hàng Việt Nam với những hạn chế về công nghệ và nguồn lực đầu tư.

Hình 7.1. Mô hình FTP tham khảo

Nguồn: Pushkina (2013) và tổng hợp của tác giả Quy trình vận hành

Một quy trình FTP có ba đơn vị hoạt động riêng biệt cho một hệ thống, bao gồm trung tâm vốn, đơn vị huy động và đơn vị cho vay. Mỗi đơn vị được thiết kế để làm việc với các đơn vị khác để đảm bảo tính vận hành hiệu quả của cơ chế FTP. Đơn vị tạo vốn được thành lập cho mục đích thu hút tiền gửi vào hệ thống và đơn vị sử dụng vốn có liên quan đến việc tạo thuận lợi và phát hành các khoản vay. Trung tâm vốn sẽ là cốt lõi của mô hình, vì nó là đơn vị chính để quản trị hệ thống FTP với vai trò trung gian giữa các đơn vị khác. Mô hình tham khảo sử dụng các nhóm giá và có chút khác biệt khi mà các nhóm giá đề cập có cách thức phân loại các sản phẩm theo các đặc điểm liên quan chặt chẽ.

Khung trung tâm vốn của mô hình này cũng đã được cơ cấu lại để cơ chế FTP hiệu quả hơn, được thiết kế để hoạt động như một trung tâm tài trợ tập trung. Tất cả các chức năng kiểm soát rủi ro được giao cho trung tâm vốn, có thể phần nào bao gồm cả rủi ro tín dụng. Trung tâm vốn cũng hoạt động theo mô hình tập trung phục vụ các chức năng chính là kiểm soát, cấp vốn trong khi các nhiệm vụ phụ khác được phân cấp để

tăng hiệu quả trong hệ thống. Do đó, mô hình này giúp loại bỏ rủi ro liên quan đến việc ra quyết định liên quan đến đánh giá rủi ro cho các đơn vị kinh doanh của ngân hàng. Trung tâm vốn là một trung gian giữa hai đơn vị kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý thanh khoản, kiểm soát rủi ro, kiểm soát lợi nhuận và sự chồng chéo, không khớp giữa các chức năng kiểm soát khác. Các tính toán về lợi nhuận, giá điều chuyển sẽ được thực hiện dựa trên hiệu quả và khả năng ứng dụng của mô hình sao cho chúng vẫn đơn giản và khách quan nhất có thể.

Thông tin và dòng tiền

Khi mà trung tâm vốn hoạt động như một trung gian trong mô hình, nên hầu hết thông tin từ hai đơn vị khác đều được chuyển đến nó. Thông tin có được phụ thuộc vào bản chất của giao dịch và đơn vị tương ứng mà nó bắt nguồn. Thông tin từ các nhóm sản phẩm khác nhau sẽ bắt nguồn và được gửi trực tiếp đến trung tâm vốn để ra quyết định, kiểm soát. Chẳng hạn, vì trung tâm vốn đóng vai trò là trung tâm tài trợ tập trung, các giao dịch cần tài trợ sẽ gửi thông tin tới trung tâm vốn liên quan đến bản chất của giao dịch và hành động tiếp theo được chuyển từ trung tâm vốn sang các nhóm riêng lẻ. Cũng cần lưu ý rằng luồng thông tin từ hai đơn vị có sự khác biệt. Trong khi bên tạo lập vốn gửi thông tin một chiều đến trung tâm vốn, đơn vị phát hành quỹ gửi thông tin đa chiều đến trung tâm vốn do phản hồi mà họ phải nhận được từ trung tâm liên quan đến việc phát hành các khoản vay và các công cụ khác.

Trung tâm vốn là điểm trọng tâm của dòng tiền giao dịch nội bộ luân chuyển vì tất cả các nguồn vốn phải đi qua nó trước khi được chuyển đến các đơn vị kinh doanh khác. Chẳng hạn, khi một đơn vị kinh doanh phát hành các khoản vay hoặc nhận tiền gửi của khách hàng, số tiền thực sự được trung tâm vốn nhận hoặc thanh toán. Sau đó, trung tâm vốn chuyển số tiền tương đương có được cho đơn vị kinh doanh tương ứng, trong đó giá điều chuyển được nhân với giá trị tiền tệ thực tế.

Xây dựng các nhóm giao dịch

Các nhóm giao dịch sẽ mang bản chất của một mô hình đa nhóm đã được trình bày, nhưng với các điều chỉnh như đã nêu trước đó. Trung tâm vốn sẽ là đơn vị đứng đầu trong hệ thống và do đó các nhóm có thể không phải tự do hoạt động như trong trường hợp tiếp cận đa nhóm giá. Các sản phẩm giao dịch có thể được phân bổ cho ba nhóm chính, là các sản phẩm cố định dài hạn, các sản phẩm nổi và các sản phẩm kỳ hạn

không xác định. Ngoài ra, các nhóm chính này có thể được chia thành các nhóm phụ để phân loại các đặc tính của sản phẩm càng chi tiết càng tốt. Số lượng nhóm sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của bảng cân đối ngân hàng. Về cơ bản các nhóm giao dịch sẽ được xây dựng dựa trên loại sản phẩm, lãi suất và đặc điểm đáo hạn. Mô hình đề xuất rằng các tài sản ngắn hạn và có cùng tính chất thanh khoản sẽ được gộp chung với nhau miễn là biên lãi suất của chúng không thay đổi trong thời gian hoạt động. Điều tương tự sẽ được thực hiện đối với các sản phẩm nguồn vốn, tính đến tính linh hoạt của lãi suất, tiền tệ cũng như bản chất của sản phẩm.

Các nhóm sẽ chịu sự giám sát của trung tâm vốn và mỗi việc thiết lập nhóm sẽ phụ thuộc vào lãi suất điều chỉnh của các giao dịch của khách hàng riêng biệt theo tính chất của tiền tệ hoặc công cụ được sử dụng. Các đường cong lãi suất cũng có thể được chỉ định cho từng nhóm để thiết lập giá điều chuyển và các mục đích đánh giá khác của trung tâm vốn. Lãi suất xác định do đó được gán cho các khoản vay và tiền gửi theo nhóm mà họ đã được chỉ định. Độ chính xác cho quá trình xây dựng các nhóm giá phải được chú trọng vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán hiệu quả giá điều chuyển và từ đó xác định đúng hiệu suất vận hành của hệ thống.

Thiết lập đường cong vốn

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 181 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)