Đo lường hiệu suất các đơn vị kinh doanh và trung tâm vốn

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 129 - 136)

5.1.2.1 Đo lường hiệu suất cho vay và huy động

Công tác cho vay và huy động có thể bao gồm nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau mà ở đó họ giải ngân cho khách hàng trên cơ sở nguồn vốn cũng lấy từ khách hàng, với vai trò trung gian phân phối của trung tâm vốn. Vì sự phụ thuộc lẫn nhau tồn tại giữa nhà cung cấp quỹ và người dùng, công tác cho vay không chịu trách nhiệm lấy tiền từ khách hàng bên ngoài và công tác huy động không quan tâm đến các khoản tài sản có của ngân hàng. Kết quả kinh doanh của từng loại giao dịch ở các cấp độ đơn vị kinh doanh cũng theo đó mà dễ dàng được xác định.

Đo lường hiệu suất cho vay

Tại thời điểm khởi tạo khoản vay, cơ chế FTP có thể được áp dụng để đo lường NIM của khoản vay. NIM của khoản vay là chênh lệch giữa giá thị trường (lãi suất cho vay) và giá điều chuyển vốn cho khoản vay (giá bán vốn):

NIM khoản vay = Lãi suất cho vay – Giá bán vốn (5.1) Khi khoản vay di chuyển đến ngày đáo hạn, tác động của nó đến NIM của khoản vay thay đổi. Tại thời điểm nào đó sau ngày khởi tạo của giao dịch cho vay, dòng tiền gốc của khoản vay và lãi suất thị trường có thể thay đổi. Những thay đổi này yêu cầu cơ chế FTP phải được áp dụng để tạo ra giá chuyển tiền cho khoản tiền có kỳ hạn còn lại. Tuy nhiên nội dung này sẽ không được đề cập trong giới hạn quyển sách.

Lợi nhuận của từng khoản vay được báo cáo cho ngân hàng. Thêm vào đó, các mô hình FTP hiện đại còn giúp tính toán lãi hoặc lỗ tại vị trí hiện tại của đơn vị cho vay. Điều này sẽ cho phép các nhà quản lý khoản vay ngân hàng kiểm tra xem những nỗ lực của họ trong việc quản lý khoản vay có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không và mức độ ổn định của khoản vay của họ. Do đó, rõ ràng là các ứng dụng của cơ chế FTP sẽ cải thiện sự hiểu biết của ngân hàng về hiệu suất của đơn vị cho vay.

Đo lường hiệu suất tiền gửi

Tại thời điểm thu hút được khoản tiền gửi, cơ chế FTP có thể được áp dụng để đo lường NIM của khoản tiền gửi huy động. NIM của khoản tiền gửi được đo bằng cơ chế FTP được lấy như sau:

NIM tiền gửi = Giá mua vốn – Lãi suất tiền gửi (5.2) NIM của tiền gửi được cơ chế FTP tích hợp vào báo cáo của ngân hàng. Tại thời điểm nhất định, giá điều chuyển dựa trên dữ liệu từ thị trường tài chính mới và các tình huống ngân hàng được áp dụng để tính toán vị trí lợi nhuận hiện tại của đơn vị tiền gửi. Do đó, các mô hình FTP hiện đại có thể giúp các nhà quản lý ngân hàng xác định số tiền họ kiếm được tại các thời điểm giao dịch khác nhau. Dựa trên mức độ rủi ro tiền gửi hiện có, các nhà quản lý ngân hàng có thể tìm thấy các chiến lược khai thác hiệu quả với rủi ro phù hợp để quản lý lợi nhuận tiền gửi của họ.

5.1.2.2 Đo lường hiệu suất của trung tâm vốn

Sự ra đời của ALCO làm giảm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh ngân hàng. Chức năng chính của ALCO là mua vốn từ các đơn vị huy động, bán vốn cho đơn vị cho vay trong ngân hàng và thực hiện giao dịch vốn với thị trường vốn bên ngoài thông qua đơn vị phụ trách. Điều này đảm bảo rằng tất cả các giao dịch vốn ngân hàng đều đi qua ALCO. Trong trường hợp này, ALCO hoạt động như một trung tâm

thanh toán bù trừ, về cơ bản là thị trường vốn nội bộ của ngân hàng. Trong thị trường nội bộ này, các đơn vị kinh doanh được thiết kế để cung cấp các khoản tiền gửi của mình cho ALCO và thông qua ALCO để nhận vốn cho các yêu cầu về món vay cần giải ngân của mình cho khách hàng. Sự phụ thuộc lẫn nhau cao hơn giữa các đơn vị kinh doanh có thể khiến mọi quyết định có lợi cho đơn vị này và có hại cho đơn vị khác, do đó gây hại cho toàn bộ tổ chức, và việc phân cấp có thể có lợi nhất và ít tốn kém nhất khi các đơn vị tổ chức khá độc lập. Do đó, việc giới thiệu ALCO mang lại lợi ích cho toàn bộ ngân hàng.

Ngoài ra ALCO còn giúp tạo ra một thị trường cạnh tranh cao vì các đơn vị huy động được vốn có thể bán bao nhiêu vốn tuỳ ý cho ALCO, và các đơn vị cho vay có thể có được nhiều vốn từ ALCO theo mong muốn. Trong thị trường này, không có đơn vị nào có thể ảnh hưởng đến giá của các nguồn vốn được giao dịch vì ALCO được thiết kế để xác định giá. ALCO xác định giá dựa trên thông tin thị trường tiền tệ có được thông qua các bộ phận phụ trách của mình.

Với các chức năng mạnh mẽ mà ALCO đạt được, có thể nói ALCO là linh hồn trong vấn đề vận hành hệ thống FTP của ngân hàng. Ngoài ra, ALCO được thiết kế với một đơn vị có thể tiếp cận thị trường vốn bên ngoài, chẳng hạn như thị trường liên ngân hàng. Thông qua các đơn vị này, ALCO có thể thực hiện giao dịch với thị trường liên ngân hàng.

Tại thời điểm khởi tạo khoản vay và thông qua cơ chế FTP thì có một lượng vốn tương ứng từ bên huy động chuyển cho ALCO để cân đối, lúc đó có thể đơn giản để đo lường NIM của ALCO. Theo đó NIM của ALCO có nguồn gốc là chênh lệch giữa giá điều chuyển cho khoản vay và cho khoản tiền gửi:

NIM ALCO = Giá bán vốn – Giá mua vốn (5.3)

Các cách thức vận hành FTP trong thực tế còn cho thấy NIM của ALCO bao gồm mức chênh lệch do không khớp kỳ hạn và tất cả các chi phí rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của đơn vị cho vay và tiền gửi. Khi các giao dịch cho vay và tiền gửi di chuyển đến ngày đáo hạn, tác động của chúng đối với NIM của ALCO cũng thay đổi.

Một số ví dụ thực tế minh hoạ cho việc phân bổ lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động của các đơn vị trong ngân hàng

Xem xét một ngân hàng thương mại có tình hình hoạt động với thông tin bảng cân đối kế toán với các số liệu được thu thập như sau:

Bảng 5.1. Ví dụ minh hoạ thực tế về cơ chế FTP phân phối lợi nhuận

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tài sản Nguồn vốn

Kỳ hạn Lãi suất Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị Lãi suất Kỳ hạn

1 năm 12% Cho vay vốn

lưu động 92.000

Tiền gửi

không kỳ hạn 80.000 1%

Không xác định 3 năm 16% Cho vay dự án

trung dài hạn 68.000

Tiền gửi tiết

kiệm 40.000 7% 3 năm Nguồn vốn khác 40.000 8% Không xác định Tổng 160.000 Tổng 160.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

– Tiền gửi không kỳ hạn là 80.000 tỷ đồng, với lãi suất 1%/năm.

– Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 năm là 40.000 tỷ đồng, với lãi suất 7%/năm. – Nguồn vốn khác là 40.000 tỷ đồng, với lãi suất 8%/năm.

– Cho vay vốn lưu động kỳ hạn 1 năm là 92.000 tỷ đồng, với lãi suất 12%/năm. – Cho vay dự án trung dài hạn kỳ hạn 3 năm là 68.000 tỷ đồng, với lãi suất 16%/năm.

Trong ví dụ này, bảng cân đối ngân hàng của ngân hàng tạo ra một khoản thiếu hụt 40.000 tỷ đồng do trung tâm vốn tài trợ khi giao dịch với trên thị trường liên ngân hàng.

Giả sử trong trường hợp này, ngân hàng áp dụng cơ chế FTP theo phương pháp đơn giá. Theo đó tính toán các mức lãi suất theo phương pháp FTP đơn giá được trình bày trong chương 4 sẽ cho ta các kết quả phân bổ lợi nhuận như sau:

Bảng 5.2. Phân bổ lợi nhuận trong trường hợp áp dụng FTP đơn giá Giá FTP điều chuyển 8,4%

NII cho vay 8.560 tỷ đồng NII huy động 6.420 tỷ đồng NII trung tâm vốn 140 tỷ đồng

NII chi nhánh 14.890 tỷ đồng

NII trụ sở chính 140 tỷ đồng

NII tổng 15.120 tỷ đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong trường hợp này, giả sử các nghiệp vụ cho vay và huy động đều được thực hiện tại một chi nhánh, thì lúc đó lợi nhuận được phân bổ của chi nhánh là 14.890 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận của trung tâm vốn là 140 tỷ đồng. Các số liệu này chưa xem xét đến yếu tố kỳ hạn trong phân bổ mức giá điều chuyển và lợi nhuận của các bộ phận theo đó cũng bị ảnh hưởng.

Chuyển sang xem xét ví dụ này khi cân nhắc đến các kỳ hạn của hai loại tiền gửi và tiền vay, để đơn giản tác giả cũng ngụ ý rằng hai nhóm giá sẽ được thực hiện dựa trên các kỳ hạn của sản phẩm. Theo đó các mức lãi suất theo phương pháp FTP đa nhóm giá mà ngân hàng áp dụng sẽ được tính toán tương tự như nội dung đã trình bày và kết quả phân phối lợi nhuận có được như sau:

Bảng 5.3. Phân bổ lợi nhuận trong trường hợp áp dụng FTP đa nhóm giá Giá FTP điều chuyển kỳ hạn 1 năm 6,5%

Giá FTP điều chuyển kỳ hạn 3 năm 11,5%

NII cho vay 8.120 tỷ đồng

NII huy động 6.200 tỷ đồng

NII trung tâm vốn 800 tỷ đồng

NII chi nhánh 14.320 tỷ đồng

NII trụ sở chính 800 tỷ đồng

NII tổng 15.120 tỷ đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong trường hợp này, giả sử các nghiệp vụ cho vay và huy động đều được thực hiện tại một chi nhánh, thì lúc đó lợi nhuận được phân bổ của chi nhánh là 14.320 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận của trung tâm vốn là 800 tỷ đồng. Một vấn đề đáng chú ý nữa là trong ví dụ về phương pháp FTP đa nhóm giá này, NII trung tâm vốn có tăng lên, đây là một sự khác biệt đáng kể do thực tế là bây giờ trung tâm vốn sẽ tách phần đã huy động từ thị trường ra bên ngoài và chuyển số tiền này cho người sử dụng tiền với giá điều chuyển khác nhau. Trách nhiệm của trung tấm vốn là nhiều hơn và lợi nhuận phân bổ cũng sẽ khả quan hơn.

Để minh hoạ cách tiếp cận FTP khớp kỳ hạn mà hiện tại đại đa số các ngân hàng sử dụng, các số liệu về các giá trị điều chuyển vốn mà ngân hàng xây dựng cho cơ chế FTP được giả định như sau:

Bảng 5.4. Giả định về các giá trị điều chuyển vốn của ngân hàng

Đơn vị tính: %/năm

Kỳ hạn Qua đêm 1 năm 2 năm 3 năm

Giá bán vốn 5 10 11 13

Giá mua vốn 4 6 7 9

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo đó căn cứ vào các mức lãi suất theo phương pháp FTP khớp kỳ hạn mà ngân hàng áp dụng, sẽ có các tính toán phân bổ lợi nhuận chi phí như sau cho các đơn vị:

Bảng 5.5. Phân bổ lợi nhuận trong trường hợp áp dụng FTP khớp kỳ hạn

NII cho vay 3.880 tỷ đồng NII huy động 4.800 tỷ đồng NII trung tâm vốn 6.440 tỷ đồng

NII chi nhánh 8.680 tỷ đồng

NII trụ sở chính 6.440 tỷ đồng

NII tổng 15.120 tỷ đồng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Khi sử dụng cách tiếp cận này, NII trung tâm vốn lại tăng lên đáng kể so với các phương pháp trước, hàm ý rằng trung tâm vốn của trụ sở chính nhận được phân bổ NII nhiều hơn vì các trách nhiệm phải chịu trong việc quản lý rủi ro của các sản phẩm.

Các ví dụ này cung cấp một bức tranh rõ ràng về các phương pháp FTP hỗ trợ cho việc phân bổ lợi nhuận giữa các đơn vị trong ngân hàng. Tuy nhiên các ví dụ này đều đơn giản bằng cách lấy các mức giá điều chuyển FTP và các mức lãi suất huy động, cho vay trên cơ sở đảm bảo cho đơn vị kinh doanh đều có lãi. Trên thực tế thì các mức NIM huy động hay cho vay của chi nhánh ngân hàng hoàn toàn có thể âm, tuỳ thuộc vào cách

các chi nhánh ngân hàng giải quyết bài toán chỉ tiêu về doanh số hay những quy định nội bộ của trụ sở chính ngân hàng trong vấn đề áp đặt biểu giá FTP trên toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 129 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)