Ưu và nhược điểm của phương pháp đơn giá

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 80 - 83)

Phương pháp đơn giá có một số ưu điểm. Trước tiên phải kế đến đây là phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện, không cần đầu tư nhiều vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Nó không yêu cầu nhiều thuật toán dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin đắt tiền. Trong thực tế, tính toán FTP cho phương pháp này có thể được thực hiện đơn giản bởi một người với bảng tính.

Phương pháp đơn giá cho phép gán chi phí vốn trung bình cho tất cả các giao dịch, đưa ra ước tính sơ bộ về lợi nhuận của sản phẩm hoặc chi nhánh. Nó là đủ tốt khi một ngân hàng không có cơ sở dữ liệu chi tiết về giao dịch và chỉ sở hữu thông tin sản phẩm ở cấp độ bảng cân đối kế toán. Với những đặc tính đó, phương pháp này phù hợp cho một ngân hàng nhỏ, với các nguồn vốn ổn định và chưa được phân bổ, chỉ tài trợ cho các khoản vay của mình bằng tiền gửi huy động được. Ngoài ra, phương pháp đơn giá có thể được khuyến nghị cho ngân hàng mà có tổ chức hoạt động như một đơn vị, không có nhiều chi nhánh hoặc ngành nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, phương pháp đơn giá chỉ được xem như sự khởi nguồn cho FTP mà sau đó được phát triển theo các cách tiếp cận chi tiết hơn. Cùng với sự phát triển của ngân hàng về mạng lưới, quy mô và danh mục sản phẩm, phương pháp này có một số nhược điểm khiến nó trở nên lỗi thời.

Trước hết, phương pháp đơn giá không tính đến sự tồn tại của đường cong lãi suất FTP có hướng dốc và thường mang lại cho các nhà quản lý các khuyến khích để vận hành theo cách không tối ưu theo quan điểm toàn ngân hàng. Ví dụ, phương pháp đơn giá khuyến khích thực hiện các khoản vay có kỳ hạn dài hơn vì các khoản vay như vậy sẽ tối đa hóa sự chênh lệch giữa giá nhận được từ các khoản vay và mức giá điều chuyển nội bộ khi mà các mức giá điều chuyển nội bộ là thống nhất và không phân biệt kỳ hạn. Mặt khác, phương pháp này khuyến khích việc tránh các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài vì sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và mức giá điều chuyển nội bộ về cơ bản ít hơn hoặc thậm chí âm so với các khoản tiền gửi ngắn hạn. Những đặc điểm này làm cho việc quản lý rủi ro với tài sản có và nghĩa vụ nợ không hiệu quả.

Phương pháp FTP đơn giá không thể được sử dụng để đo lường lợi nhuận của sản phẩm hoặc khách hàng vì phương pháp này giả định rằng tất cả các nguồn vốn đều có tầm quan trọng như nhau trong ngân hàng. Ngoài ra, một hạn chế khác là các đơn vị

kinh doanh chịu trách nhiệm kiểm soát một số rủi ro mà họ không thể quản lý. Sẽ không có sự phân tách rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng. Khi xác định rằng các nhà quản lý đơn vị kinh doanh chỉ có thể kiểm soát rủi ro tín dụng, với phương pháp FTP đơn giá, các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro lãi suất, chẳng hạn như sự biến động của mức giá hoặc độ dốc của đường cong lãi suất. Trong những trường hợp này, đánh giá hiệu suất của các nhà quản lý doanh nghiệp dựa trên các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ. Điều này sẽ làm cho việc đánh giá hiệu suất của các nhà quản lý không chính xác.

Bảng 4.1 sẽ tóm lại các điểm chính về ưu và nhược điểm của phương pháp đơn giá trong triển khai quy trình FTP tại ngân hàng.

Bảng 4.1. Ưu nhược điểm của phương pháp FTP đơn giá

Ưu điểm Nhược điểm

Phương pháp đơn giản nhất để thực hiện, khởi đầu cho các tiến bộ về sau

Rủi ro lãi suất không tách rời khỏi rủi ro tín dụng và gần như không thể chuyển giao Không yêu cầu một hệ thống dữ liệu

tốn kém, rất tiết kiệm chi phí

Giá điều chuyển vốn là duy nhất khiến không thể tạo ra các động cơ hay khuyến khích việc quản lý để thu hút tiền gửi và giải ngân các khoản vay phù hợp

Yêu cầu nền tảng vận hành và trình độ chuyên môn công nghệ thông tin ít so với các phương pháp FTP khác

Không có sự khác biệt về kết quả điều chuyển vốn mà lẽ ra phải có khi xem xét đến cấu trúc kỳ hạn của danh mục đầu tư Thích hợp cho các ngân hàng nhỏ, đặc

biệt là các ngân hàng hoạt động như một đơn vị kinh doanh

Phương thức này không tính đến lãi suất hiện tại ở thời điểm bắt đầu giao dịch

Cho phép gán chi phí trung bình của các quỹ cho các giao dịch

Không cho phép đo lường công bằng các kết quả quản lý

Để có cái nhìn chi tiết hơn về phương pháp FTP đơn giá được các ngân hàng áp dụng trong thực tế, hãy cùng xem xét một ví dụ với các số liệu giả định đơn giản sau:

Ví dụ thực tế:

Xem xét một ngân hàng thương mại có tình hình hoạt động với đầy đủ các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay. Thông tin bảng cân đối kế toán với các số liệu được thu thập như sau:

Bảng 4.2. Ví dụ thực tế về phương pháp FTP đơn giá

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tài sản Nguồn vốn

Lãi suất Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị Lãi suất

13% Cho vay ngắn hạn 34.500 Tiền gửi không kỳ hạn 30.000 2% 15% Cho vay trung dài hạn 25.500 Tiền gửi có kỳ hạn 15.000 6% Nguồn vốn khác 15.000 7%

Tổng 60.000 Tổng 60.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

– Tiền gửi không kỳ hạn là 30.000 tỷ đồng, với lãi suất 2%/năm. – Tiền gửi có kỳ hạn là 15.000 tỷ đồng, với lãi suất 6%/năm. – Nguồn vốn khác là 15.000 tỷ đồng, với lãi suất 7%/năm. – Cho vay ngắn hạn là 34.500 tỷ đồng, với lãi suất 13%/năm. – Cho vay trung dài hạn là 25.500 tỷ đồng, với lãi suất 15%/năm.

Trong ví dụ này, một bảng cân đối kế toán đơn giản của một ngân hàng thương mại có thể được xây dựng, trong đó các đơn vị kinh doanh đã thu hút các khách hàng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Các khoản tiền này được ngân hàng giải ngân cho khách hàng ở các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn. Trong ví dụ này, bảng cân đối kế toán của ngân hàng tạo ra một khoản thiếu hụt 15.000 tỷ đồng do trung tâm vốn tài trợ khi giao dịch với trên thị trường bên ngoài.

Theo đó các mức lãi suất theo phương pháp FTP đơn giá mà ngân hàng áp dụng sẽ được tính toán như sau:

– Lãi suất trung bình của các khoản huy động: (30.000×2% + 15.000×6%)/45.000 = 3,3% – Lãi suất trung bình của các khoản cho vay: (34.500×13% + 25.500×15%)/60.000 = 13,9% – Chênh lệch lãi suất (mức giá) điều chuyển vốn: (13,9% – 3,3%)/2 = 5,3%

– Mức giá mà trung tâm vốn thực hiện mua vốn: 3,3% + 5,3% = 8,6%

– Mức giá mà trung tâm vốn thực hiện bán vốn: 13,9% – 5,3% = 8,6%

Xác định giá trị thu nhập ròng từ lãi NII của ngân hàng bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi:

NII = (34.500×13% + 25.500×15%) – (30.000×2% + 15.000×6% + 15.000×7%) = 5.760

Cụ thể trong đó:

– NII huy động = (8,6% – 3,3%)×45.000 = 2.366 – NII cho vay = (13,9% – 8,6%)×60.000 = 3.155 – NII trung tâm vốn = (8,6% – 7%)×15.000 = 239

Một phần của tài liệu Sách chuyên khảo ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)