ngân hàng thương mại Việt Nam
Cũng tương tự như hệ thống ngân hàng các nước, cơ chế FTP cũng đã được các ngân hàng Việt Nam áp dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện tại. Ở các nước, một ngân hàng hầu như chỉ bao gồm một trụ sở chính cùng các chi nhánh phụ thuộc có đủ vốn điều lệ theo luật định và nằm gọn trong một phân khúc thị trường, hoạt động gần như độc lập với trụ sở chính để qua đó phát huy tác dụng của cơ chế FTP. Thực tế ngân hàng ở Việt Nam có những khác biệt, khi mà mạng lưới chi nhánh của chi nhánh từng ngân hàng là dày đặc, dưới đó có thêm mạng lưới các phòng giao dịch phủ khắp, trải dài trên nhiều phân khúc thị trường khác nhau và đặc thù cơ chế FTP đòi hỏi tính hệ thống cao nên khó phát huy tối đa tác dụng.
Việc có quá nhiều chi nhánh và phủ rộng mạng lưới hoạt động trên nhiều địa bàn không tương đồng như tại Việt Nam là trở ngại trong áp dụng cơ chế FTP, khi mà ý nghĩa cốt lõi của cơ chế là định giá mua bán vốn để áp dụng cho toàn hệ thống và như vậy trong trường hợp này thì mức giá sẽ rất khó để xây dựng. Nếu phải điều chỉnh để hài hoà thì vô tình lại phá vỡ cơ chế hệ thống của cơ chế, gây ra sự không đồng tình. Lấy ví dụ một chi nhánh ngân hàng hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn phải có những khác biệt với đơn vị hoạt động tại Nghệ An hay Thái Bình, đồng thời cũng không đồng nhất với chi nhánh trên địa bàn Cà Mau hay Bạc Liêu. Cơ chế FTP về nguyên tắc sẽ phát huy lợi ích trong trường hợp đảm bảo tính cân đối hài hoà và phù hợp ở mỗi địa bàn kinh doanh, tuy nhiên lại là thách thức lớn đối với thị trường Việt Nam.
Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp trụ sở chính ngân hàng áp đặt giá mua bán vốn cho các chi nhánh trong hệ thống, gây ra những trở ngại về mặt tâm lý và từ đó ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động chung. Giá mua vốn của trụ sở chính quá thấp hay giá bán vốn quá cao khiến các chi nhánh phải tìm nhiều cách để giải quyết bài toán thu nhập và chi phí, khoả lấp các khoản chênh lệch và từ đó dẫn đến những sai sót hay bất hợp lý trong cơ cấu tài sản nguồn vốn của chi nhánh.
Một khía cạnh quan sát được từ thực tế hoạt động của các chi nhánh ngân hàng rằng đối với chương trình ưu đãi mà theo đó chi nhánh được hưởng một mức chênh lệch cố định do trụ sở chính quy định đối với từng sản phẩm, đã xuất hiện tình trạng các chi nhánh chọn sai mã chương trình ưu đãi trên hệ thống tác nghiệp nhằm được hưởng lợi ích cao hơn. Hoặc có tình trạng chi nhánh chủ động cho khách hàng tất toán các khoản vay trước hạn để chuyển sang giải ngân theo các chương trình ưu đãi mà bản thân chi nhánh thu được lợi ích cao hơn, thậm chí xét duyệt các khách hàng vào diện được ưu đãi không đúng quy định để chi nhánh hưởng chênh lệch cao. Hệ quả là lợi nhuận của hệ thống ngân hàng không hề tăng trái lại có thể giảm, lợi ích này được chuyển sang cho chi nhánh. Nguyên nhân cốt lõi của tình trạng này là ở nhiều ngân hàng, chức năng giám sát việc thực hiện cơ chế FTP giữa chi nhánh với trụ sở chính bị buông lỏng, hoặc chưa được thực thi trong thực tế.
Hạn chế về mặt kỹ thuật trong xây dựng cơ chế FTP quan sát được tại các ngân hàng đó là các ngân hàng chưa xây dựng đường cong lãi suất FTP để làm cơ sở xác định giá mua bán vốn. Theo đó thì trong cơ chế FTP, để xác định được mức giá mua bán vốn thì điều quan trọng là cần phải xác định được đường cong lãi suất FTP với những thông số được tính toán sát với tình hình diễn biến của thị trường. Thông thường từ mức lãi suất cơ sở trên đường cong lãi suất FTP, cơ quan quản lý nguồn vốn sẽ tính toán ra mức bù trừ để đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm và tính chất từng nguồn vốn. Tuy nhiên hiện nay đường cong lãi suất FTP chỉ được xây dựng từ lãi suất huy động bình quân theo biểu lãi suất công bố của ngân hàng. Việc lựa chọn sai phương pháp hoặc thiếu đầu tư cho mô hình xác định đường cong lãi suất trong cơ chế FTP sẽ gây ra tác động trực tiếp đến sự chính xác và tính tin cậy của khung giá FTP được xây dựng.
Phụ lục: Giới thiệu chương trình ứng dụng hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ thực tế tại ngân hàng18
Phụ lục này sẽ giới thiệu chương trình ứng dụng hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ thực tế tại một ngân hàng, trong đó có các cấu phần chính như sau:
1. Vấn tin: Cho phép đơn vị kinh doanh vấn tin biểu giá mua bán vốn, biểu thanh khoản, vấn tin chi tiết tài khoản tiền gửi/ tiền vay.
Hình 1. Vấn tin biểu giá mua vốn (tiền vay)
Hình 2. Kết quả vấn tin biểu giá mua vốn (tiền vay)
Hình 4. Kết quả vấn tin biểu thanh khoản mua vốn (tiền vay)
Hình 6. Kết quả vấn tin tài khoản (tiền gửi) – Thông tin chung
2. Dự tính: Cho phép đơn vị kinh doanh dự tính giá mua bán vốn đối với một khoản tiền gửi/tiền vay xác định.
Hình 8. Dự tính giá bán vốn (tiền vay)
Hình 9. Thông tin lịch trả nợ trong dự tính giá bán vốn (tiền vay)
3. Báo cáo: Cho phép đơn vị kinh doanh xem các báo cáo tiền gửi, tiền vay của đơn vị mình và kết xuất báo cáo.
Hình 10. Báo cáo khoản vay còn hiệu lực
Hình 11. Báo cáo khoản vay thay đổi mã sản phẩm
Hình 13. Báo cáo tài khoản tiền gửi thay đổi FTP trong ngày
Hình 14. Báo cáo tài khoản tiền gửi rút gốc trước hạn trong ngày
Hình 16. Báo cáo các lỗi phát sinh trên dữ liệu chi nhánh trong ngày
Hình 18. Tra cứu bảng kê chi tiết FTP chi phí của nghiệp vụ cho vay
CHƯƠNG 7. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ CHO NGÂN HÀNG
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng khung mô hình FTP cho các ngân hàng, chương này triển khai phát triển mô hình FTP tham khảo cho ngân hàng. Sự phát triển của hệ thống FTP trọng tâm phải đảm bảo mục đích đo lường chính xác hiệu suất của các đơn vị kinh doanh và quản lý rủi ro hiệu quả cho ngân hàng. Như đã thảo luận trong chương trước, chi phí và thu nhập được phân bổ cho các đơn vị kinh doanh phải phản ánh luôn rủi ro mà đơn vị phải quản lý. Mô hình FTP hiệu quả nhằm mục đích phân bổ chi phí và gán giá trị đóng góp lợi nhuận cho từng nguồn và sử dụng vốn trong ngân hàng cân nhắc đến yếu tố rủi ro.