Phương pháp khớp kỳ hạn cho thấy sự tiến bộ với nhiều ưu điểm. Phương pháp khớp kỳ hạn cho thấy sự hiệu quả và đối với hầu hết các ngân hàng trên thế giới khi mà nó sẽ được sử dụng xuyên suốt cho cả trước và sau khi áp dụng Basel III. Đặc tính của phương pháp này là cho phép ngân hàng xác định chính xác mức độ đóng góp, tạo lợi nhuận của từng đơn vị kinh doanh trong ngân hàng, rất linh hoạt cả về mặt chiến thuật cũng như chuyên biệt hóa sản phẩm. Khi sử dụng phương pháp khớp kỳ hạn, lãi suất đối với các sản phẩm giao dịch với khách hàng và giá điều chuyển vốn nội bộ gắn liền với từng giao dịch, mà mỗi giao dịch lại gắn liền với một đơn vị kinh doanh cụ thể (có thể là theo từng khách hàng, từng chi nhánh, từng sản phẩm,…). Điều này hàm ý rằng khi lợi nhuận cụ thể của từng giao dịch được xác định và bằng các công cụ thống kê thì sẽ tính hiệu suất vận hành của từng cấp độ đơn vị vận hành của ngân hàng, từ đó các nhà quản lý có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hài hoà nhất.
Phương pháp khớp kỳ hạn giúp các chi nhánh không phải bận tâm với vấn đề quản lý rủi ro thanh khoản hay rủi ro lãi suất khi đã được tập trung về trung tâm vốn, mà tập trung vào những quyết định kinh doanh cụ thể, chủ yếu tập trung xử lý những rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Công cụ lãi suất điều chuyển vốn nội bộ của FTP có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh toàn hệ thống theo định hướng chung, khơi dậy động lực và tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị kinh doanh.
Mặt khác, phương pháp khớp kỳ hạn cũng có một số nhược điểm. Nhược điểm chính là phương pháp khớp kỳ hạn phức tạp hơn nhiều so với các phương pháp FTP dựa trên nhóm giá và đòi hỏi nhiều chi phí tốn kém để thực hiện. Nó đòi hỏi phải đầu
tư vào các hệ thống phần mềm hỗ trợ vận hành chuyên nghiệp, đồng bộ để có thể đáp ứng một số chức năng xử lý dữ liệu của các giao dịch chi tiết. Tóm lại, phương pháp khớp kỳ hạn là sự lựa chọn mà các ngân hàng lớn luôn hướng đến.
Bảng 4.13 sẽ tóm lại các điểm chính liên quan đến ưu nhược điểm của phương pháp FTP khớp kỳ hạn:
Bảng 4.13. Ưu nhược điểm của phương pháp FTP khớp kỳ hạn
Ưu điểm Nhược điểm
Cho phép ngân hàng xác định chính xác mức độ đóng góp, tạo lợi nhuận của từng đơn vị kinh doanh trong ngân hàng
Khá phức tạp và tỏ ra rất tốn kém, yêu cầu về nguồn lực và kinh nghiệm vận hành
Quản lý rủi ro thanh khoản hay rủi ro lãi suất khi đã được tập trung về trung tâm vốn
Yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin phát triển đồng bộ
Tách bạch rủi ro tín dụng khỏi các loại rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro lãi suất
Không phù hợp với các ngân hàng quy mô nhỏ, gặp hạn chế về tài nguyên
Rất phù hợp cho các ngân hàng lớn với mật độ giao dịch thường xuyên
Có thể điều chỉnh hoạt động kinh doanh toàn hệ thống theo định hướng chung, khơi dậy động lực và tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị kinh doanh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tương tự để nắm rõ hơn về phương pháp FTP khớp kỳ hạn được các ngân hàng áp dụng trong thực tế, cùng xem xét một ví dụ với các số liệu giả định đơn giản sau:
Ví dụ thực tế:
Xem xét một ngân hàng thương mại có tình hình hoạt động với đầy đủ các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay. Thông tin bảng cân đối kế toán với các số liệu được thu thập như sau:
Bảng 4.14. Ví dụ thực tế về phương pháp FTP khớp kỳ hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tài sản Nguồn vốn
Kỳ hạn Lãi suất Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị Lãi suất Kỳ hạn
1 năm 13% Cho vay ngắn
hạn 34.500
Tiền gửi không
kỳ hạn 30.000 2%
Không xác định 2 năm 15% Cho vay trung
dài hạn 25.500 Tiền gửi có kỳ hạn 15.000 6% 2 năm Nguồn vốn khác 15.000 7% Không xác định Tổng 60.000 Tổng 60.000
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
– Tiền gửi không kỳ hạn là 30.000 tỷ đồng, với lãi suất 2%/năm, kỳ hạn không xác định.
– Tiền gửi có kỳ hạn là 15.000 tỷ đồng, với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 2 năm. – Nguồn vốn khác là 15.000 tỷ đồng, với lãi suất 7%/năm, kỳ hạn không xác định. – Cho vay ngắn hạn là 34.500 tỷ đồng, với lãi suất 13%/năm, kỳ hạn 1 năm. – Cho vay trung dài hạn là 25.500 tỷ đồng, với lãi suất 15%/năm, kỳ hạn 2 năm. Để minh hoạ cách tiếp cận FTP khớp kỳ hạn khác với cách tiếp cận đa nhóm giá, ví dụ này chỉ định các mức giá điều chuyển khác nhau cho từng mục trong bảng cân đối. Ngoài ra, ngân hàng sử dụng thời gian đáo hạn của sản phẩm để xác định điểm phù hợp trên đường cong lãi suất cho thấy mức giá điều chuyển. Trước hết phải thiết lập một đường cong tài trợ phản ánh tốt nhất tình hình lãi suất trên thị trường. Có thể thấy các trường hợp như đã được đề cập, một số ngân hàng xây dựng một đường cong lãi suất bằng cách sử dụng LIBOR hoặc sử dụng lãi suất tín phiếu kho bạc cho các sản
phẩm ngắn hạn. Những đường cong này được sử dụng để xác định lãi suất cho tài sản và lãi suất cho nguồn vốn để cung cấp cho việc định giá cho vay và tiền gửi một cách tối ưu. Do đó, các mức giá tối ưu này được lấy từ chi phí của nguồn vốn được sử dụng hoặc giá trị của các nguồn vốn được cung cấp cộng với việc xem xét các yếu tố sau, dành riêng cho mỗi ngân hàng thương mại: mục tiêu và chiến lược, chi phí hoạt động kinh doanh, rủi ro giao dịch tiềm ẩn.
Một bảng các giá trị điều chuyển vốn mà ngân hàng xây dựng dựa trên các đường cong lãi suất FTP khớp kỳ hạn được giả định như sau:
Bảng 4.15. Giả định về các giá trị điều chuyển vốn của ngân hàng
Đơn vị tính: %/năm
Kỳ hạn Qua đêm 1 năm 2 năm 3 năm
Giá bán vốn 4 7 9 10
Giá mua vốn 3 5 8 9
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo đó căn cứ vào các mức lãi suất theo phương pháp FTP khớp kỳ hạn mà ngân hàng áp dụng sẽ được tính toán phân bổ lợi nhuận chi phí như sau cho các đơn vị:
Xác định giá trị thu nhập ròng từ lãi NII của ngân hàng bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi:
NII = (34.500×13% + 25.500×15%) – (30.000×2% + 15.000×6% + 15.000×7%) = 5.760
Đối với các khoản vay: Giá bán vốn là 7% đối với kỳ hạn 1 năm và 9% đối với kỳ hạn 2 năm:
NII cho vay = (13% – 7%)×34.500 + (15% – 9%)×25.500 = 3.600
Đối với các khoản huy động: Giá mua vốn là 5% đối với kỳ hạn 1 năm và 8% đối với kỳ hạn 2 năm:
Đối với trung tâm vốn: NII được tính bao gồm phần chênh lệch giữa mua bán vốn nội bộ với đơn vị cho vay và đơn vị huy động, cùng với phần vốn giao dịch với thị trường 15.000 tỷ đồng cho phần thiếu hụt:
NII trung tâm vốn = (7% – 5%)×30.000 + (9% – 8%)×15.000 + (7% – 7%)×4.500 + (9% – 7%)×10.500 = 960
(trong số 15.000 tỷ đồng mà trung tâm vốn đứng ra xử lý thì được phân bổ ở 2 mức giá điều chuyển với tỷ lệ khác nhau)
Qua ví dụ này có thể thấy rõ ràng phương pháp FTP khớp kỳ hạn mang đến sự hiểu biết tốt hơn về chi phí và thu nhập của các đơn vị kinh doanh khác nhau, từ cấp độ chi nhánh đến cấp độ trụ sở chính ngân hàng. Hơn thế nữa khi sử dụng cách tiếp cận này, NII trung tâm vốn lại tăng lên đáng kế so với các phương pháp truớc. Ví dụ này cũng hàm ý một điều rằng khi ngân hàng sử dụng phương pháp FTP khớp kỳ hạn, trung tâm vốn của trụ sở chính nhận được phân bổ NII nhiều hơn vì các trách nhiệm phải chịu trong việc quản lý rủi ro của các sản phẩm. Kết quả cuối cùng là những báo cáo ghi nhận về hiệu suất của tài sản và nợ phải trả ổn định hơn, phản ánh các điều kiện kinh tế thực sự của các sản phẩm của ngân hàng.
Những ví dụ này đưa ra một bức tranh rõ ràng về các phương pháp FTP dựa trên nhóm giá và FTP khớp kỳ hạn trong thực tế. Ở đó, các ví dụ chứng minh cách phân bổ NII cho các đơn vị kinh doanh khác nhau của ngân hàng, từ trụ sở chính đến các chi nhánh kinh doanh trong hệ thống.