Tranh thủ đầu tư ra nước ngoài bằng lợi thế so sánh của Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 134)

Hội nhập là cạnh tranh. Muốn cạnh tranh phải triển khai những thế mạnh để sản phẩm cĩ được chất lượng tốt và rẻ hơn trên thị trường trong nước cũng như ngồi nước. Như thế phải đầu tư vào một số ngành cĩ lợi thế so sánh. Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trên thế giới đã chứng minh rằng lợi ích của ngoại thương càng lớn khi sự khác biệt giữa hai bên đối tác càng nhiều và cĩ tính chất bổ sung cho nhau. Do đĩ, doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng việc phát huy lợi thế so sánh của mình. Mặt khác, từ luận điểm của Giáo sư Paul

Krugman (giải thưởng Nobel kinh tế 2008) trong lý thuyết thương mại quốc tế về ưu thế của quy mơ sản xuất chuyên mơn hĩa, tác giả mạnh dạn khẳng định rằng Việt Nam cĩ thể cạnh tranh được nếu biết chuyên mơn hĩa cĩ hiệu quả.

Đến nay, những ngành cĩ hàm lượng lao động cao của Việt Nam như may mặc, giày dép, nơng sản, đồ gỗ, hàng thủ cơng mỹ nghệ, thủy hải sản, gạo, chè, hạt tiêu, cà phê, cao su thiên nhiên, gốm sứ và các mặt hàng tiêu dùng trong gia đình đã chiếm được thị phần đáng kể trên thế giới. Đây là những mặt hàng rất tiềm năng, triển vọng và đều cĩ thể tiếp tục gia tăng tại các thị trường lớn. Bởi vì chúng là những mặt hàng Việt Nam cĩ lợi thế so sánh và các quốc gia mà Việt Nam đầu tư đều khơng hoặc ít sản xuất. Hiện nay Việt Nam mới tập trung trong cơng đoạn gia cơng và chủ yếu dựa vào lao động giản đơn, các giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị hoàn tồn phụ thuộc nước ngoài; nhưng dù sao các ngành này vẫn là nhĩm thuộc các ngành Việt Nam cĩ lợi thế so sánh tĩnh, nghĩa là những ngành đã và hiện đang cĩ sức cạnh tranh. Vấn đề quan trọng hơn là Việt Nam phải theo kịp sự thay đổi liên tục, đa dạng về tiêu dùng ở các thị trường lớn để xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng; đồng thời xét ra Việt Nam cĩ lợi thế so sánh động, tức những ngành trước mắt chưa cĩ lợi thế so sánh nhưng trong một tương lai khơng xa, với một số điều kiện nhất định, sẽ biến thành những ngành cĩ sức cạnh tranh cao. Bên cạnh đĩ, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cơng nghệ mới và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với hàng hĩa của nước nhận đầu tư. Tuy vậy, dù tình hình kinh tế của các quốc gia mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cĩ ra sao đi nữa, thì sức mua, sức tiêu dùng to lớn của các thị trường này vẫn cĩ chổ cho số lượng hàng hĩa thuộc lợi thế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 134)