Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dựa trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích trong chương 2. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đơi; các đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn bao gồm các giám đốc, phĩ giám đốc, trưởng (phĩ) phịng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tác giả đã thảo luận với 12 doanh nghiệp cĩ dự án đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài gồm: (1) Tập đoàn Mai Linh (đầu tư vận chuyển hành khách bằng xe taxi ở Siem Reap, Campuchia), (2) Cơng ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng (kinh
doanh các sản phẩm nhựa tại Hoa Kỳ), (3) Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam (tìm
kiếm thăm dị và khai thác dầu khí tại Malaysia), (4) Cơng ty Dịch vụ hàng khơng
sân bay Tân Sơn Nhất (thành lập cơng ty liên doanh nhà Việt tại Đức), (5) Cơng ty cổ phần Cao su Đồng Nai (đầu tư sang Campuchia trồng cao su tại tỉnh Kratie), (6) Cơng ty Thạch Bàn (sản xuất đá granit và gạch đỏ ở Nga), (7) Cơng ty cổ phần Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (đầu tư trong lĩnh vực bất động sản ở Séc),
(8) Tổng cơng ty Viễn thơng quân đội (cung cấp dịch vụ viễn thơng tại Campuchia), (9) Cơng ty cổ phần Đầu tư Việt Xơ (xây dựng Trung tâm Thương mại đa năng
TP.HCM ở Nga), (10) Cơng ty cổ phần Đồng Tâm (đầu tư trung tâm phân phối ở
Hoa Kỳ), (11) Hồng Anh Gia Lai Group (đầu tư xây dựng và phát triển nhà tại
Thái Lan), và (12) Cơng ty Cao su Đắc Lắc (đầu tư sang Lào để khai thác, chế biến cao su, điều, cà phê, ca cao và các loại nơng sản khác tại các tỉnh Champasak, Salavan, Sê Kơng, Attapu).
Nội dung nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận tay đơi, đã tập trung thu thập được các thơng tin chính, cụ thể như sau:
- Thời gian doanh nghiệp bắt đầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; - Tổng số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
- Lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ doanh nghiệp đến đầu tư;
- Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà doanh nghiệp đang chọn; - Quy mơ vốn đầu tư doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký;
- Số dự án thất bại trong thời gian qua và nguyên nhân (nếu cĩ); - Những cơng việc chuẩn bị trước khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; - Những tiêu thức được chọn khi quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; - Khĩ khăn, thách thức mà doanh nghiệp gặp phải;
- Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; - Đánh giá xu hướng phát triển hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam và sự chuẩn bị của doanh nghiệp;
- Những ý kiến khác để đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nĩi chung trong thời gian tới.
Kết quả quá trình thảo luận đã giúp tác giả thu thập được các thơng tin chính yếu, nhằm đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp Việt Nam hơn. Thơng qua thảo luận tay đơi với 12 doanh nghiệp cĩ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nĩi trên, bước đầu tác giả hình thành ma trận SWOT về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam như sau:
Điểm mạnh: (1) Thể chế chính sách đang dần hoàn thiện; (2) Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đang phát triển tương đối nhanh và rộng; (3) Một số dự án lớn đã được triển khai; (4) Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đang trở thành xu hướng ở Việt Nam; (5) Đầu tư đa dạng về lĩnh vực, quy mơ, kể cả quốc gia và vùng lãnh thổ; và (6) Hình thành nên một lớp doanh nhân cĩ bản lĩnh và quyết tâm “đem chuơng đi đánh xứ người”.
Điểm yếu: (1) Bộ máy quản lý của nhà nước cịn bất hợp lý, thủ tục phức tạp và tốn kém; (2) Chưa cĩ chiến lược, chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; (3) Hoạt động cịn mang tính tự phát, chưa cĩ tổ chức; (4) Nhà đầu tư Việt Nam nhìn chung khơng mạnh về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm; và (5) Thơng tin đầu tư cịn rất hạn chế.
Cơ hội: (1) Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trở thành xu hướng tất yếu; (2) Tồn cầu hĩa đã tạo mơi trường cho đầu tư phát triển; (3) Việt Nam gia nhập WTO, ký nhiều hiệp định đầu tư song phương và đa phương; và (4) Nhu cầu thu hút vốn FDI của các nước ngày càng cao, đặc biệt giai đoạn hậu khủng hoảng sắp tới.
Đe dọa: (1) Cạnh tranh trong đầu tư ngày càng gia tăng; (2) Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở nhiều nước cịn bất ổn, dẫn đến rủi ro trong khi đầu tư; (3) Mơi trường đầu tư ở một số nước chưa hồn thiện; và (4) Cơ hội đầu tư ngày càng ít đi.
Tuy nhiên, đánh giá này chỉ là tạm thời; tác giả sẽ nhìn nhận, đánh giá một cách xác đáng hơn về thành cơng và khĩ khăn, hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi sau khi trình bày kết quả điều tra các doanh nghiệp dự định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong phần tới đây.