Hành lang pháp lý về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng mỗi năm, số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong sản xuất hàng dệt - may tăng cao nên số lượng quota xuất khẩu hàng năm khơng đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đĩ, chính sách “đĩng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, mơi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong cơng nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt” trên đã cĩ một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh nghiệp đi tiên phong trong đầu tư trực tiếp ra nước ngồi cịn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại các vùng biên giới với Lào, Campuchia đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước [6].

Tại Nghị quyết số 01-NQ-TW ngày 18/11/1996 về hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã cĩ chủ trương “từng bước tính tới việc đầu tư ra nước ngoài”. Thực hiện chủ trương này, ngày 14/4/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cĩ thể nĩi, sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước

ngồi tại Việt Nam (phiên bản đầu tiên năm 1987), pháp luật về đầu tư ra nước ngồi tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động đầu tư ra nước ngồi sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Theo Nghị định 22/1999/NĐ-CP, doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư ra nước ngoài bao gồm: (1) doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, (2) hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã, (3) doanh nghiệp được thành lập theo Luật Cơng ty, và (4) doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời doanh nghiệp phải cĩ đủ các điều kiện sau: (1) dự án đầu tư ra nước ngồi cĩ tính khả thi, (2) cĩ năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngồi, và (3) thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nĩi trên, các bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (Phụ lục III). Cĩ thể nĩi, việc ra đời của các văn bản trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực đầu tư ra nước ngồi đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản nhằm hợp thức hĩa, kiểm sốt và hướng dẫn cho một hoạt động cịn rất mới mẻ của các doanh nghiệp Việt Nam [15]. Nghị định 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn được ban hành đã đánh dấu mốc trong việc hình thành chính sách cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời minh chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn lúng túng, gặp nhiều khĩ khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế địi hỏi cần được hoàn thiện.

Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hĩa hoạt động đầu tư ra nước ngồi và đã được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khĩa XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua Luật Đầu tư 2005 ngày 29/11/2005, cĩ hiệu lực từ 01/7/2006; tuy nhiên trong đĩ chỉ cĩ một chương (chương VIII) quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam [21].

Sau một thời gian ngắn, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi được ban hành ngày 09/8/2006 với 4 mục tiêu chủ đạo là (1) phù hợp với thực tiễn hoạt động; (2) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (3) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và (4) đơn giản hĩa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và phát huy cĩ chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng và phát triển quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp; Nghị định 78/2006/NĐ-CP cịn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đĩ cĩ doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, đều cĩ quyền đầu tư ra nước ngoài, cĩ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định mang tính “xin - cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, khơng cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, cĩ tính đến với lộ trình cam kết trong các thỏa thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc.

Bên cạnh đĩ, Nghị định 78/2006/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đĩ cũng như chế tài khi cĩ những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, cơng chức nhà nước) nếu khơng thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, khuơn khổ pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngồi đã dần đầy đủ hơn thơng qua việc ban hành Luật Đầu tư (2005), Nghị định 78/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định 22/1999/NĐ-CP. Gần đây nhất là Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí; và Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 13 mẫu văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, do chưa cĩ hẳn một luật về đầu tư ra nước ngoài nên hiệu lực pháp lý đối với hoạt động này vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)