Dự báo khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 137 - 138)

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới. Cơ hội đầu tư ra nước ngồi của các doanh nghiệp Việt Nam, vì thế, ngày càng lớn hơn, đặc biệt là đầu tư vào các quốc gia thành viên WTO. Việc hội nhập đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng trên sân chơi quốc tế. Các nước sẽ khơng cịn phân biệt mức thuế áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam như trước đây. Sau một thời gian gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhìn thấy rất nhiều cơ hội đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và chính họ đã và đang gĩp phần làm thay đổi dần quan niệm về đầu tư ra nước ngoài từ phía nhà nước Việt Nam. Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào thời điểm này là rất lớn, đặc biệt là ở những thị trường cịn khá hoang sơ như châu Phi, Lào, Campuchia… Dự báo trong những năm tới (2008-2010) đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 triệu USD [6].

Đi đơi với cơ hội đi tắt đĩn đầu từ sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ hiện nay mang lại, là tiềm ẩn một nguy cơ lớn về tụt hậu đối với trường hợp Việt Nam. Nếu chúng ta khơng nâng cao trình độ cơng nghệ quốc gia nhanh chĩng thì sẽ khĩ cĩ cơ hội bứt phá khỏi nhĩm bốn nước thành viên mới ASEAN. Do đĩ, lĩnh vực đầu tư sẽ bị hạn hẹp hơn, chỉ cịn những ngành cĩ hàm lượng lao động thơ sơ, hiệu quả kinh tế khơng cao. Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ngày càng mạnh mẽ từ các nước đang phát triển hiện nay sẽ làm cho sự cạnh tranh ở thị trường nước tiếp nhận trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Khác với nhà đầu tư của các nước phát triển vốn rất kén chọn mơi trường đầu tư, nhà đầu tư đến từ các nước đang phát triển sẽ thâm nhập vào thị trường nào mà họ xét thấy cĩ tiềm năng. Vì vậy các thị trường “bị bỏ sĩt” sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những nhà đầu tư này. Bên cạnh đĩ, vì cùng là những nước đang phát triển nên những nhà đầu tư này sẽ nhanh chĩng thấy những kẽ hở của thị trường nước tiếp nhận, đĩ là những sản phẩm, những dịch vụ mà nhà đầu tư từ các nước phát triển khơng để mắt tới. Chính điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giữa các nước đang phát triển. Chắc chắn trong thời gian tới, Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh từ những nước đang phát triển khác. Sự cạnh tranh từ các nước đang phát triển cĩ trình độ hơn hẳn ta như Hàn Quốc, Trung Quốc khơng gay gắt bằng sự cạnh tranh từ những nước cĩ trình độ phát triển tương đương như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia... bởi Việt Nam và những nước này cĩ nhiều lợi thế so sánh tương đồng, những ngành nghề và sản phẩm chủ lực giống nhau [25].

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)